Tạo ra phi lê cá nhờ công nghệ in 3D

Một công ty công nghệ thực phẩm của Israel cho biết họ đã tạo thành công miếng phi lê cá đầu tiên dùng công nghệ in 3D, từ tế bào động vật được nuôi cấy và phát triển trong phòng thí nghiệm.

Mới đây, một công ty công nghệ thực phẩm của Israel cho biết họ đã tạo thành công miếng phi lê cá đầu tiên dùng công nghệ in 3D. Miếng cá này sử dụng tế bào động vật được nuôi cấy và phát triển trong phòng thí nghiệm, theo hãng tin Reuters.

Phi lê cá được tạo ra bằng công nghệ in 3D. Ảnh: REUTERSPhi lê cá được tạo ra bằng công nghệ in 3D. Ảnh: REUTERS

Sản phẩm trên là sự hợp tác giữa công ty Steakholder Foods của Israel và công ty Umami Meats của Singapore. Theo đó, công ty Umami Meats chiết xuất tế bào từ cá mú và phát triển chúng thành cơ và mỡ. Công ty Steakholder Foods sau đó thêm vào một loại “mực sinh học” phù hợp với máy in 3D đặc biệt và tạo nên miếng phi lê cá.

Công ty Umami Foods cho biết họ hy vọng có thể đưa sản phẩm này ra thị trường Singapore vào năm 2024.

Theo Reuters, chỉ riêng việc nuôi cấy tế bào đã quá đắt so với giá thành của hải sản thông thường. Vì vậy, các tế bào cá hiện được pha loãng với các thành phần có nguồn gốc thực vật trong mực sinh học để giảm bớt giá thành sản xuất.

Ông Arik Kaufman - giám đốc điều hành của Steakholder Foods - cho biết: “Theo thời gian, mức độ phức tạp của những sản phẩm này sẽ cao hơn nhưng giá thành của nó sẽ giảm xuống”.

(theo PLO)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tạo ra phi lê cá nhờ công nghệ in 3D tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Những bảo tàng... ngon nuốt lưỡi

Khi đến tham quan các Bảo tàng ẩm thực nổi tiếng trên thế giới, những người có “tâm hồn ăn uống” dạt dào hẳn sẽ “lãi” to. Bởi họ được đã mắt nhìn, đã tai nghe những câu chuyện thú vị về lịch sử hình thành ẩm thực trên thế giới. Các bạn hãy cùng Chăm Học khám phá một số Bảo tàng ẩm thực… siêu ngon, siêu cuốn nhé!

Gấu nước: Sinh vật chịu bức xạ "siêu nhân" gấp 1.000 lần con người

Loài gấu nước Hypsibius henanensis sở hữu khả năng chịu đựng bức xạ gamma cao từ 3.000 đến 5.000 gray - mức mà con người chỉ cần tiếp xúc 1/1.000 là tử vong. Hệ gene đặc biệt của loài sinh vật này giúp giải mã cách chúng vượt qua giới hạn sinh học và sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.