Teen Cầu Giấy thi làm phim ngắn "khoe" trường dịp 20/11

Nguyễn Hà
Cuộc thi clip cho "Gala Nguổn" 2017 của trường THCS Cầu Giấy được phát động nhằm tri ân các thầy cô giáo ngày 20/11. Những nhà đạo diễn, diễn diên tài ba của trường Cầu Giấy đã cho ra đời những clip thực sự ấn tượng về ngôi trường minh.

Đến hẹn lại lên, chương trình "Gala Nguồn" của trường THCS Cầu Giấy được tổ chức vào ngày 17/11 tới. Đây là thời điểm để các thế hệ học sinh của mái trường thân yêu này được quay trở lại gặp gỡ và tri ân các thầy cô giáo nhân dịp 20/11.

Một trong số hoạt động của "Gala Nguồn" năm nay được các bạn học sinh rất hào hứng là cuộc thi làm phim về trường Cầu Giấy với chủ đề "Tỏa sáng". Đối tượng tham gia hiện đang là học sinh của trường THCS Cầu Giấy. Mỗi bộ phim được giới hạn từ 5 đến 7 phút với nhiều hình thức khác nhau. Các lớp sẽ hoàn thành clip nộp cho các thầy cô chấm và tham gia "vote online" trên kênh Youtube của trường.

Những thước phim đặc sắc nhất sẽ được xướng tên cùng chủ nhân ở đêm "Gala Nguồn" chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Sau khi được phát động, các bạn học sinh có hơn 2 tuần để lên ý tưởng, viết kịch bản, quay và dựng phim mà thôi. Đây quả thực là một cơ hội để các bạn học sinh thể hiện mọi ý tưởng, mọi sự sáng tạo. Và tập thể lớp 8A5 lại có một ý tưởng mang đậm tính văn học. Bạn Đinh Nhật Minh chia sẻ: "Ý tưởng của clip lớp mình rất tình cờ thôi, sau khi mình đã được học tác phẩm văn học "Tắt đèn" của tác giả Ngô Tất Tố" và một hôm có bạn ở lơp hét lớn "tắt điện đi", từ ấy mình đã liên tưởng cho nhân vật chính của lớp mình chính là chị Dậu. Một bạn nam có hoàn cảnh gần như chị Dậu, bị chèn ép và bắt nạt trong lớp học cho dù có nhiều phản ứng nhưng đều bất lực, rồi dần dần chúng mình giải quyết tình huống sao cho đúng với đời sống học sinh".

Phim ngắn của lớp 8A5.

Còn với các bạn học sinh lớp 8A2, mang trong mình với ước mơ trở thành những nhà doanh nhân thành đạt đã lựa chọn ý tưởng khá táo bạo: "Chủ đề nguồn là tỏa sáng vì thế chúng mình xoay quanh những câu chuyện của học sinh, nhà trường và đưa nhân vật của mình trở thành một người tốt hơn.Chúng mình đã chọn một bạn nam trong lớp và đặt ra tình huống trước kia bạn ấy ham chơi lười học, nhưng sau khi bước vào ngôi trường Cầu Giấy thì bạn ấy thay đổi và sau trở thành một doanh nhân thành đạt", bạn Hiếu cho biết.

Vì quá tâm huyết và cũng nhiều ý tưởng, mà các nhà biên kịch "bất đắc dĩ" đã xảy ra những cuộc tranh luận rắt gắt gao. Bạn Hiếu (lớp 8A2) chia sẻ: "Có một buổi ghi hình mà cả lớp rất căng thẳng, bạn nam chính do diễn nhiều đã thấm mệt mà mọi người lại kỳ vọng vào bạn ấy. Thế rồi, bọn mình có nảy ra tranh cãi, nhưng cô chủ nhiệm đã làm tan mọi vướng mắc và tất cả lại bắt tay vào quay tiếp".

Nhiều lớp làm phim với tiêu chí "vui là chính" nên mọi thiết bị quay phim đều sử dụng "cây nhà lá vườn": "Thiết bị quay phim là bọn mình tự chuẩn bị từ nhà như là máy điện thoại hay ipad và sau đó cũng tự dựng bằng phần mềm trên điện thoại luôn. Mẹ mình là giáo viên ngữ văn, vì thế mà thi thoảng mình có nhờ mẹ tư vấn về kịch bản cũng như dựng phim. Lớp mình không đầu tư nhiều về kỹ xảo vì muốn bạn diễn viên nam thể hiện tốt nhất và quan trọng là lớp mình đã có thêm thật nhiều kỷ niệm" một bạn nữ chia sẻ.

Phim ngắn do lớp 6A3 thực hiện -  Phía Sau Sự Thành Công.

 

24 clip là toàn bộ tình yêu, nhiệt huyết, kỷ niệm của các bạn học sinh trường THCS Cầu Giấy. Từ ngày 10/11, các lớp đã nộp clip để ban giám khảo chấm điểm và cùng nhau chia sẻ trên youtube. 5 thầy cô giáo sẽ chấm dựa trên các tiêu chí như: đúng nội dung chủ đề, bố cục, sáng tạo, hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo dựng phim..

 

Các cô giáo trong ban giám khảo đang rất tập trung chấm điểm cho từng lớp.

Cô Nguyễn Thị Diệu Thúy (Giáo viên bộ môn Ngữ Văn) đánh giá cao các bộ phim từ khối 6,7: "Các bạn học sinh khối 6 dù mới vào trường nhưng các bạn đã có sự đầu tư về mặt ý tưởng, trang phục, diễn xuất, kỹ xảo. Nhìn chung các bạn đều đi đúng chủ đề và làm theo yêu cầu mà ban tổ chức đưa ra. Cô có ấn tượng với một số lớp, với những ý tưởng, tình huống nhẹ nhàng như đang tâm sự, nhưng chứa đựng trong ấy là tình cảm thầy trò, bạn bè trong nhà trường".

Hỗ trợ với ban giám khảo chấm phim ngắn còn có các cựu học sinh của trường THCS Cầu Giấy, bạn Đặng Diệu Linh cho biết: "So với các năm trước thì các bạn học sinh năm nay làm phim đã có nhiều sự đầu tư, mới mẻ, sáng tạo. Là một người con của trường Cầu Giấy khi xem những clip này, mình lại hồi tưởng về thời học sinh trước kia, thực sự rất cảm động".

Mọi hoạt động "voting online" tính điểm sẽ được dừng lại vào lúc 23 giờ 59  phút ngày 12/11/2017. Sau khi chốt điểm số của từng lớp, Ban Giám Khảo sẽ đưa ra kết quả và thông báo đến các lớp. Tổng điểm 100 sẽ được tính từ điểm chấm từ Ban giám khảo ( 80%) và lượng views, likes và share của video trên Youtube (20%).

Sẽ có 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 3 giải Khuyến khích và 1 giải được bình chọn nhiều nhất được trao trong đêm "Gala Nguồn" vào ngày 17/11 tới.

Ngọc Hà

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Teen Cầu Giấy thi làm phim ngắn "khoe" trường dịp 20/11 tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.