Thác băng trên đỉnh Everest đang nguy hiểm hơn

Ngọc Nguyễn
Tình trạng ấm lên toàn cầu khiến băng trên thác băng Khumbu, một trong những đoạn nguy hiểm nhất khi leo đỉnh Everest, trở nên kém ổn định.

Chinh phục đỉnh Everest vốn là một hoạt động nguy hiểm. Trước khi những người leo núi theo tuyến đường South Col có thể đến được Camp 1, họ phải đối mặt với một trong những đoạn đường chết chóc nhất: Thác băng Khumbu, dải băng dịch chuyển chậm dài 2,6 km ngay phía trên Base Camp.

Thác băng, tương tự như thác nước, là nơi sông băng đổ xuống một vách đá. Phần băng bên trên vỡ ra thành những khối lớn, gọi là serac, trong khi phần băng bên dưới nứt ra, tạo ra những khe nứt sâu. Mọi thứ ở Khumbu đều khổng lồ, do đó, serac có thể là những tháp băng cao 30 m còn khe nứt có thể là những hẻm núi rộng 30 m trong băng.

Thác băng này nguy hiểm đến mức có một nhóm chuyên gia phụ trách việc vạch ra lộ trình để đi qua gọi là Bác sĩ Thác băng. Năm nay, họ đã trì hoãn mùa leo núi Everest 12 ngày do các điều kiện không an toàn, Business Insider cho biết hôm 5/5. Thác băng Khumbu sẽ chỉ trở nên nguy hiểm hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng, theo Paul Mayewski, nhà khí hậu kiêm nhà nghiên cứu đỉnh Everest từ Đại học Maine.

Về cơ bản, thác băng Khumbu là một dòng sông băng di chuyển chậm dần dần đổ xuống vách núi. Chuyển động của thác băng chính là yếu tố khiến nó trở nên không ổn định, tạo ra những khe nứt sâu và những trận tuyết lở chết người. Giai đoạn 1953 - 2019, 45 người đã thiệt mạng tại thác băng Khumbu. Ba nguyên nhân tử vong chính là tuyết lở trên thác băng (49%), băng sụp đổ (33%) và ngã xuống khe nứt (13%), theo Alan Arnette, huấn luyện viên leo núi kiêm người chinh phục đỉnh Everest.

Đầu mỗi mùa leo núi, Bác sĩ Thác băng là những người đầu tiên đi qua thác băng nguy hiểm này. Họ tìm ra con đường an toàn nhất, đặt dây thừng và thang dọc đường để giúp mọi người di chuyển qua các vách đá và khe nứt.

Năm nay, Bác sĩ Thác băng liên tục gặp những mối nguy hiểm làm chậm quá trình thực hiện nhiệm vụ. Lượng tuyết rơi ít vào mùa đông và nhiệt độ cao khiến các tháp và cầu băng trở nên mất ổn định, buộc họ đánh giá lại tuyến đường nhiều lần. "Khi đi lên đó vào một thời điểm trong ngày và đi xuống vào ngày hôm sau, mọi thứ có thể trông rất khác", Mayewski nói.

Sự tan chảy nhanh chóng khiến các sông băng, ví dụ như sông băng Khumbu, co lại và xói mòn. Điều này mang đến nhiều hồ và suối hơn, nhưng cũng làm tăng nguy cơ tuyết lở, băng rơi và khe nứt trở nên nguy hiểm hơn.

"Có khả năng tình hình sẽ tệ hơn khi khí hậu ấm lên vì băng trở nên di động hơn. Trời càng ấm thì càng có nhiều nước chảy. Dòng nước chảy đó rõ ràng sẽ làm mất ổn định băng", Mayewski nói.

Nghiên cứu của Mayewski cho thấy các điều kiện đang thay đổi trên khắp đỉnh Everest, không chỉ riêng tại thác băng Khumbu. 1/3 băng tại South Col, sông băng cao nhất Everest, đã biến mất trong hai đến ba thập kỷ qua. "Kể cả khi chỉ đi dạo quanh khu Base Camp cũng có rất nhiều chỗ tan chảy", ông nói.

Tuy nhiên, Mayewski không cho rằng những rủi ro gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ khiến việc leo đỉnh Everest trở nên bất khả thi vào một ngày nào đó. "Mọi người vẫn có thể leo núi chứ? Phải, tôi nghĩ họ vẫn sẽ làm. Vậy chuyện này có nguy hiểm hơn không? Có - nó đã rất nguy hiểm rồi", ông nói.

(Theo Business Insider)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thác băng trên đỉnh Everest đang nguy hiểm hơn tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Những điều thú vị về chuột lang nước

Những chú chuột lang nước bằng bông đang khiến không ít người, đặc biệt là các bạn nhỏ điên đảo say mê vì vẻ ngoài mập mạp, dễ thương. Còn những chú chuột lang nước đang sống trong thế giới tự nhiên thì chắc chắn sẽ khiến bạn phát cuồng vì những điều thú vị được “bật mí” sau đây!

Những người thay đổi thế giới

Bạn biết không, trên thế giới có những người hùng không mặc áo choàng mà mặc áo khoác phòng thí nghiệm. Họ đã có những phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống của nhân loại.

Kawah Ijen: Núi lửa chứa hồ axit lớn nhất thế giới

Kawah Ijen, một núi lửa đang hoạt động, nổi tiếng với hồ axit có nồng độ cao nằm ngay tại miệng núi. Đặc biệt, khí gas từ núi lửa khi tiếp xúc với oxy tạo nên những ngọn lửa màu xanh huyền ảo, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và du khách trên toàn thế giới.

Cực quang nhuộm xanh bầu trời đêm Iceland

Từ khoảng đầu tháng 9 đến tháng 4 năm sau, Iceland như khoác lên mình "chiếc áo" huyền ảo khi cực quang “nhuộm xanh” cả bầu trời, tạo nên cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ.

"Sắc màu" Tết tây

Ở các nước phương Tây, tết dương lịch (1/1) là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. trong dịp đặc biệt này, người dân sẽ ăn mừng bằng các hoạt động mang đặc trưng văn hóa của đất nước mình.Ở các nước phương Tây, tết dương lịch (1/1) là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. trong dịp đặc biệt này, người dân sẽ ăn mừng bằng các hoạt động mang đặc trưng văn hóa của đất nước mình.

Siêu núi lửa mạnh nhất thế giới

Thế giới quanh chúng mình có biết bao nhiêu điều kỳ thú bạn nhỉ? Càng đi nhiều, tìm hiểu nhiều Cún Bông càng thấy mình thật nhỏ bé giữa hành tinh mênh mông này. Các hiện tượng thiên nhiên luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhà khoa học và tất thảy mọi người, kể cả các bạn nhỏ như chúng mình. Hôm nay để Cún Bông giới thiệu thêm cho bạn một khái niệm mang tên “siêu núi lửa” nhé.