Thú vị ý tưởng “hũ kẹo yêu thương”

Phan Thoa
Nếu em nhận ra hôm nay thầy/cô có điều gì đó không vui, mệt mỏi, em sẽ mời thầy cô một viên kẹo mong thầy cô bớt mệt mỏi và vui vẻ hơn.

Đó là một trong những viên kẹo mang ý nghĩa niềm vui và hạnh phúc có trong “Hũ kẹo yêu thương” đang được nhiều giáo viên áp dụng. Theo đó, trong lớp học giáo viên sẽ để một hũ kẹo, học sinh cũng có thể chuẩn bị những chiếc kẹo để có thể lấy ra - bỏ vào hũ, chia sẻ những yêu thương và hạnh phúc.

Trong lời dẫn, có một số gợi ý dành cho học sinh như:

Nếu em thấy thầy cô dạy thật hay, dễ hiểu, hãy mời thầy cô viên kẹo như một lời cảm ơn và mong thầy cô có một ngày hạnh phúc.

Nếu bản thân em mệt mỏi, gặp chuyện không vui, cảm thấy cần động lực em hãy cứ lấy kẹo vào ăn. Em sẽ thấy những khó khăn, mệt mỏi ngọt ngào hơn một chút. Vì ai mà không có ngày nào đó thật tồi tệ.

Và đặc biệt, em cũng có thể làm đầy chiếc bình hạnh phúc. Em hãy bỏ kẹo vào hũ lúc nào đó em cảm thấy hạnh phúc và muốn được chia sẻ để niềm hạnh phúc không bao giờ vơi cạn.

Ngoài ra, các giáo viên cũng gợi ý cho học sinh đưa ra thêm những tình huống lấy kẹo ra - bỏ kẹo vào hũ tùy vào quan điểm về hạnh phúc, niềm vui của mình.

Khi ý tưởng này được chia sẻ trên mạng xã hội, trên các diễn đàn về giáo dục, nhiều giáo viên hết sức bất ngờ và thích thú về ý nghĩa, giá trị nhân văn của hũ kẹo yêu thương. Một số giáo viên chia sẻ, họ sẽ áp dụng ý tưởng này vào lớp học của mình để nhân rộng yêu thương, sẻ chia, đầy lùi những tiêu cực, mệt mỏi cho thầy và trò. Qua đó, giúp cho môi trường học đường, quan hệ thầy trò trở nên thân thiện, ấm áp hơn.

Hũ kẹo ngọt ngào, yêu thương đầy nhân văn đang được giáo viên khắp nơi chia sẻ và áp dụng

Cô Đỗ Thị Thanh Phương, một giáo viên cho hay, vô tình thấy mọi người chia sẻ ý tưởng này mà cô vui mừng vô cùng. Mới đây, cô vừa xử lý nội bộ học sinh lục đục, phân tích đã xong, các em đã nhận khuyết điểm nhưng cô cảm giác như các em vẫn chưa thật sự thoải mái. Đọc về hũ kẹo, cô nói mình sẽ áp dụng để cùng giải tỏa khúc mắc cho các em.

Cô Thanh Huyền, giáo viên ở bậc tiểu học ở cũng cho hay, thấy mọi người chia sẻ thôi mà cô cảm giác như mình được thò tay nhận lấy một viên kẹo ngọt ngào bởi lòng yêu thương.

“Tôi sẽ làm theo ý tưởng này, cố gắng biến từng câu chữ trong lời dẫn thành hình ảnh cho các bé lớp 1 của mình hiểu. Hy vọng, mình cũng sẽ có một thế hệ học sinh biết sống tràn ngập tình yêu”, cô Huyền bộc bạch và cũng muốn gửi lời cảm ơn đến người đã nghĩ ra ý tưởng này.

Một giáo viên khác ở TPHCM cũng bày tỏ, cô đã nghẹn ngào đến chảy nước mắt khi đọc lời dẫn, ý nghĩa của hũ kẹo yêu thương. Hóa ra, để dạy học trò biết cách thể hiện yêu thương, chia sẻ những hạnh phúc không phải là điều gì quá khó… Mà chỉ vì trong vòng quay áp lực của cuộc sống, chính thầy cô đã bỏ quên việc hiểu mình và hiểu học sinh.

Theo Dân trí

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thú vị ý tưởng “hũ kẹo yêu thương” tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?