Sau khi phát hiện được hóa thạch, các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu. Trước đó, các nhà khoa học đã phải tiến hành thu thập 148.329 mảnh DNA cực nhỏ trong mẫu vật thu về, rồi ứng dụng công nghệ phân tích và tái tạo các mảnh DNA. Kết quả cho thấy, đây chính là DNA của một con gấu trúc lang thang trên trái đất 22.000 năm trước.
Cụ thể, hóa thạch của gấu trúc kỷ băng hà được phát hiện tại hang động Cizhutuo, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) - theo công bố của nhóm nghiên cứu đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thực hiện được đăng trên tạp chí khoa học Current Biology.
Nghiên cứu cũng cho thấy, mẫu DNA này có nhiều sự khác biệt so với DNA của loài gấu trúc ngày nay. Song ngoài mẫu vật vừa được phát hiện, các nhà khoa học vẫn chưa có nhiều thông tin, tài liệu nghiên cứu về quá trình thay đổi và phát triển của loài gấu trúc thời kỳ tiền sử này.
Khả Ngân (tổng hợp)
Nguồn tham khảo: National Geographic