Tin GD – Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng đối với giảng viên CĐ, ĐH

An Hảo
Tin GD – Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư mới về việc hủy yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên theo từng hạng.

Tin giáo dục hôm nay, ngày 4/3/2022, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 1/10/2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (Thông tư 04).

Tin GD – Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng đối với giảng viên CĐ, ĐH - Ảnh 1

Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/4/2022. Thông tư này sẽ bỏ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như trước đây. Cụ thể là:

Trước đây, giảng viên cao đẳng sư phạm hạng III yêu cầu sẽ phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III); Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) sẽ phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II); Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).

Thông tư mới ban hành cho phép tất cả giảng viên cao đẳng sư phạm hạng I, hạng II, hạng III đều cùng chung điều kiện “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm”.

Bên cạnh đó, Thông tư 04 cũng thay đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đối giảng viên hạng I, hạng II, hạng III. Giảng viên cả ba hạng I, II, III sẽ cùng chung điều kiện “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học” mà không cần chứng chỉ theo hạng như trước đây.

Theo tin giáo dục hôm nay, nội dung Thông tư 04 đã nêu rõ, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước đây được sử dụng như chứng chỉ quy định tại Thông tư mới. Tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư 04 bổ sung Điều 10a như sau:

“Điều 10a. Quy định chuyển tiếp: Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

Tin GD – Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng đối với giảng viên CĐ, ĐH - Ảnh 1

Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm; đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.”

Điều này cũng được áp dụng tương tự với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 04 đã bổ sung Điều 11a như sau:

“Điều 11a. Quy định chuyển tiếp: Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học; đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học quy định tại Thông tư này.”

Theo tin giáo dục hôm nay, với quy định trên thì giảng viên cao đẳng sư phạm và giảng viên đại học đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định trước đây (trước ngày 30/6/2022) sẽ không phải học lại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này và Nghị định 89.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Được tin bạn Nguyễn Bảo Quyên và bạn Nguyễn Mỹ Gia Hân cùng học lớp 5G, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng mái tóc của mình cho các bệnh nhân ung thư thông qua “Doanh nghiệp xã hội mạng lưới ung thư vú Việt Nam” khiến thầy cô và các bạn trong trường đều rất nể phục.