Tin GD - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến chuyên môn từ Bộ Y tế về việc cho trẻ chưa tiêm vắc-xin đến trường

An Hảo
Tin GD - Tiếp theo lộ trình mở cửa trường học, Bộ GD&ĐT cần Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ chưa được tiêm vắc-xin đi học.

Tin giáo dục hôm nay, theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 16/2/2022, tình hình mở cửa trường học trên cả nước như sau:

Đối với cấp mầm non: 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. 9 tỉnh, thành phố chưa tổ chức gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang.

Tin GD hôm nay - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến chuyên môn từ Bộ Y tế về việc cho trẻ chưa tiêm vắc-xin đến trư - Ảnh 1

Đối với cấp tiểu học: 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp (Hưng Yên chỉ tổ chức khối lớp 1; Vĩnh Long chỉ tổ chức khối lớp 5, 6). 4 tỉnh, thành phố chưa tổ chức gồm: Hậu Giang, An Giang, Đà Nẵng, Tiền Giang.

Đối với cấp trung học cơ sở: 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp (riêng TP. Hà Nội cho học sinh khối 1 đến 6 của 18 huyện, thị xã ngoại thành, khối 7 đến 12 các quận nội thành đi học trực tiếp, tỉnh Vĩnh Long cho học sinh khối 6,9 đi học trực tiếp).

Đối với cấp trung học phổ thông: 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học: 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.

Tin giáo dục hôm nay, qua số liệu thống kê, tổng số học sinh học trực tiếp là 21.001.019/22.409.817, đạt tỉ lệ 93,71%. Trong đó khối mầm non đạt 85,71%; khối tiểu học đạt 93,65%; khối THCS đạt 94,41%; khối THPT: 63/63 tỉnh/ thành phố: 2.721.650/2.751.650, đạt 99%.

Tin giáo dục hôm nay, Bộ GD&ĐT cho biết, theo kế hoạch, từ ngày 21/2, ở cấp mầm non, 59/63 tỉnh, thành phố sẽ cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. Còn 4 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, An Giang có kế hoạch cho trẻ em mầm non đi học trong tháng 2 nhưng chưa xác định được thời gian cụ thể; riêng tỉnh Tiền Giang cho trẻ em mầm non 5 tuổi đi học trực tiếp từ ngày 21/2, trẻ em dưới 5 tuổi đi học trực tiếp từ ngày 24/2.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. Có nơi triển khai đồng loạt, có nơi thận trọng triển khai từng bước và có thí điểm thăm dò, đặc biệt là đối với cấp mầm non và tiểu học.

Trong khi đó, việc rà soát, phân loại học sinh để củng cố, bổ sung kiến thức khi học sinh trở lại trường gây khó khăn cho các trường trong việc bố trí giờ dạy, có thể phát sinh kinh phí... Bên cạnh đó, việc thiếu giáo viên (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học) tạo áp lực rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy trực tiếp.

Việc tổ chức bán trú và học hai buổi còn rất khác nhau ở nhiều địa phương gây khó khăn cho phụ huynh trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con.

Tin GD hôm nay - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến chuyên môn từ Bộ Y tế về việc cho trẻ chưa tiêm vắc-xin đến trư - Ảnh 1

Một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học (trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc-xin, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp) dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non đến trường ở một số địa phương vẫn còn khá thấp.

Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch (theo dõi, thống kê, báo cáo …). Kinh phí chi cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục (nước sát khuẩn, khẩu trang, máy đo thân nhiệt, kít xét nghiệm nhanh…) và vệ sinh khử khuẩn còn thiếu.

Do đó Bộ GD&ĐT cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để đánh giá tình hình dịch bệnh trong trường học, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo đối với các tình huống phức tạp xảy ra; sửa đổi hướng dẫn xử trí với các trường hợp F0, F1 trong trường học phù hợp với thực tiễn.

Tăng cường công tác truyền thông chủ trương mở cửa trường học của Chính phủ, Bộ GD&ĐT; tạo sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của phụ huynh học sinh trong việc sẵn sàng cùng với ngành giáo dục đưa con em trở lại trường học an toàn.

Tin GD hôm nay - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến chuyên môn từ Bộ Y tế về việc cho trẻ chưa tiêm vắc-xin đến trư - Ảnh 1

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về phòng chống dịch đối với việc cho trẻ em tới trường nhưng chưa được tiêm vắc-xin; việc tổ chức ăn bán trú, học hai buổi... để Bộ giáo dục và các địa phương thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thống nhất chỉ đạo việc tổ chức dạy học trực tiếp trên tinh thần không chủ quan nhưng không quá sợ hãi, căng thẳng, dẫn đến chỉ đạo rụt rè, thiếu nhất quán. Với những trường học có điều kiện bán trú đề nghị chỉ đạo tổ chức cho học sinh học bán trú.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Giúp học sinh tự hào về lịch sử dân tộc

Nhân kỷ niêm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Trường TH Bến Thủy (TP Vinh) đã tổ chức cho học sinh đến thăm và dâng hương tại khu di tích lịch sử Truông Bồn.

Nô nức ngày hội "Đọc sách gia đình"

Các bạn học sinh trường TH Cương Gián 2 (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vừa nô nức tham gia “Ngày hội đọc sách gia đình”. Đây là hoạt động thường niên, đầy thú vị và bổ ích dành cho học sinh nhà trường.

Gắn kết yêu thương dưới mái trường hạnh phúc

Nhiều năm qua, trường Tiểu học Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) được biết đến là một trong những ngôi trường tiêu biểu trong phong trào dạy và học của ngành Giáo dục Thủ đô. Tiếp nối truyền thống đó, nhà trường tiếp tục duy trì, phát huy hơn nữa những thành tựu mới của cô và trò nhà trường.