Tin GD hôm nay - TP.HCM áp dụng 5 nhóm giải pháp để phát triển mạng lưới trường lớp

An Hảo
Tin GD hôm nay – Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM vừa đề ra 5 nhóm giải pháp nhằm phát triển quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố.

Tin giáo dục hôm nay, ngày 25/2, Sở Giáo GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định 02/2003/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học của ngành giáo dục đến năm 2020 và định hướng giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin GD hôm nay - TP.HCM áp dụng 5 nhóm giải pháp để phát triển mạng lưới trường lớp - Ảnh 1
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết thực hiện quyết định 02/2003 của Ủy ban nhân dân TPHCM

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm qua, hệ thống trường lớp của thành phố đã phát triển mạnh cả trong nội thành và ngoại thành, đáp ứng được yêu cầu học tập của người dân.

Mạng lưới trường học ở các cấp học, bậc học được phủ khắp các phường, xã, thành phố Thủ Đức và toàn bộ 21 quận, huyện.

Giai đoạn từ năm 2003 đến 2020, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 50.000 học sinh, tập trung chủ yếu ở các quận 7,9,12, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, Thành phố Thủ Đức và các huyện ngoại thành là Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.

Nguyên nhân đây là những khu vực đang trong giai đoạn đô thị hóa, tập trung nhiều các khu chế xuất, khu công nghiệp, dân số tăng cơ học cao.

Khi thành phố ban hành Quyết định 02/2003/QĐ-UBND, các quận huyện đã xây dựng các đồ án quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn, triển khai các giải pháp thực hiện nhằm phát triển quy mô, số lượng trường lớp như là kêu gọi đầu tư xã hội hóa, bổ sung dự án xây dựng trường học trong đồ án quy hoạch khu dân cư, điều chỉnh diện tích đất giáo dục, bố trí vốn giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án xây dựng trường lớp.

Hiện tại, diện tích đất dành cho giáo dục đúng theo quy hoạch hiện hữu ở các quận huyện chỉ đạt 57,48% so với quy hoạch được phê duyệt.

 

Tin GD hôm nay - TP.HCM áp dụng 5 nhóm giải pháp để phát triển mạng lưới trường lớp - Ảnh 1

Để khắc phục những hạn chế này, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, ngành giáo dục thành phố sẽ thực hiện 5 nhóm giải pháp, gồm: 

1/ Giải pháp về quy hoạch (rà soát, điều chỉnh quy hoạch giáo dục phù hợp thực tế).

2/ Giải pháp về đất (ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển giáo dục, đào tạo, mở rộng diện tích đất và nâng tầng cao nhằm tăng diện tích sử dụng).

3/ Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất (đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây mới hoặc thay thế, nâng cấp, mở rộng phòng học, tập trung đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị phòng học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục).

4/ Giải pháp về đầu tư và huy động vốn (tập trung đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm để xây mới, sửa chữa trường lớp, đồng thời thu hút, sử dụng các nguồn vốn ODA, FDI, các nguồn vay có lãi suất thấp để phát triển trường học).

5/ Giải pháp về quản lý (xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển trường ngoài công lập).

Tin giáo dục hôm nay, chỉ đạo tại hội nghị này, ông Lê Hòa Bình – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cần tích cực, chủ động làm việc với các Sở, ban ngành có liên quan để điều chỉnh cơ sở vật chất trường học, đáp ứng nhu cầu đến trường của người dân.

Việc rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, quy mô phát triển của từng địa phương, không chạy theo con số mà phải đảm bảo chất lượng giáo dục của địa phương.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tin GD hôm nay - TP.HCM áp dụng 5 nhóm giải pháp để phát triển mạng lưới trường lớp tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

"Em yêu biển đảo quê hương"

Đó là tên chủ đề của chương trình sinh hoạt dưới cờ do trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) mới tổ chức gần đây. Chương trình do các bạn học sinh lớp 7A3 và 7A4 thể hiện, nhằm bày tỏ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Cán bộ lớp "siêu" tâm lý

Từ khi trở thành lớp trưởng, bạn Lương Ngọc Anh (lớp 4A2, trường Tiểu học Kim Đồng, quận Hà Đông, Hà Nội) hiểu rằng mình cần phải có trách nhiệm với các hoạt động của lớp, biết quan sát và quan tâm tới bạn bè, gương mẫu đi đầu trong các phong trào.

Nở rộ văn hóa đọc miền quê lúa Thái Bình

Xây dựng hệ thống thư viện bài bản, nhiều đầu sách để học sinh chọn lựa, khuyến khích đọc sách, báo trong nhà trường đã giúp các trường học trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) phát triển văn hóa đọc.

Học STEM thật là hấp dẫn

Dạy học STEM là mô hình giáo dục hiện đại, học sinh phát triển theo hướng khoa học; STEM phù hợp với chương trình giáo dục tiểu học để giúp học sinh được tiếp cận sớm nhằm phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất. Hiện nay, mô hình giáo dục STEM được triển khai, tập huấn, nhân rộng trong nhà trường ngày càng nhiều.

Bảo Trâm: “Sao nhí” đa tài trong nghệ thuật

Sở hữu gương mặt xinh xắn, bạn Vũ Ngọc Bảo Trâm, lớp 2A1, trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (thành phố Hải Phòng) là gương mặt quen thuộc của nhiều chương trình thời trang và từng góp mặt trong nhiều bộ phim nữa đấy nhé!