Tin giáo dục hôm nay 5/10: Lý giải vì sao nước Đức chiếm nhiều giải Nobel top 3 thế giới

An Hảo
Tin giáo dục hôm nay: Vấn đề này cũng là đáp án và lời khuyên cho phụ huynh có con trong độ tuổi đến trường.

Tin giáo dục hôm nay được biết từng có không ít phụ huynh ở Đức bày tỏ mong muốn con mình được học thêm và nâng cao những kiến thức đặc biệt cho con ở trường. Tuy nhiên, mong muốn của các bậc phụ huynh này nhanh chóng bị giáo viên từ chối và khuyên phụ huynh nên cho con có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chơi đùa bình thường phù hợp với lứa tuổi của các em. 

Tâm lý chung của phụ huynh thường gửi gắm nhiều kỳ vọng vào con cái và muốn con phát triển sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt là những phụ huynh nhận thấy con mình có chỉ số IQ cao, khả năng thông minh vượt trội thì càng mong muốn con được học nâng cao ngay từ sớm.

Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục và tâm lý thì người lớn nên giữ cho trẻ có được không gian của tuổi thơ với những trí tưởng tượng hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Việc khai thác trí lực của trẻ quá sớm không phải là một việc tốt bởi việc nhồi nhét kiến thức quá sớm cho trẻ sẽ khiến bộ não của trẻ thành một cái ổ cứng máy tính, tiếp thu một cách thụ động. Đến một ngày trẻ sẽ không còn muốn tưởng tượng nữa. Do đó, trẻ lớn lên sẽ thiếu sự chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như công việc

Tin giáo dục hôm nay được biết, có rất nhiều phụ huynh Đức nài nỉ và mong muốn cho con được học những kiến thức cao siêu và đặc biệt phù hợp với sự thông minh của con. Nhưng cho dù những phụ huynh này có năn nỉ như thế nào cũng không nhận được sự đồng ý của giáo viên. Họ không hiểu tại sao chính phủ Đức lại không cho trẻ học trước tuổi trong khi trẻ vốn có tố chất thông minh.

Một điều dễ thấy rằng tâm lý chung của các bậc phụ huynh đều lo lắng và muốn cho con học trước chương trình để con không bị bỡ ngỡ khi tiếp nhận kiến thức mới trong buổi học chính thức ở trường. Thậm chí còn có nhiều phụ huynh tìm đến các chuyên gia giáo dục để được giải đáp rõ ngọn ngành. Kết quả là họ được các chuyên gia giáo dục khuyên đi đọc Hiến pháp của nước Đức

Theo tin giáo dục hôm nay được biết, trong Hiến pháp của nước Đức, tại khoản 6 điều 7 có quy định một cách rõ ràng rằng: “Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học”. Thông qua nhiều nội dung bộ luật của quốc gia, chính phủ Đức cấm việc khai thác trí lực của trẻ quá sớm.

Các bậc phụ huynh ở Đức cũng nhận được lời khuyên từ những chuyên gia giáo dục là: Nhiệm vụ duy nhất của trẻ trước khi vào lớp 1 là cần trưởng thành một cách vui vẻ và khỏe mạnh. Bản chất trẻ nhỏ thường thích vui đùa, phát huy trí tưởng tượng thông qua các trò chơi. Người lớn không nên làm trái với quy luật trưởng thành tự nhiên của trẻ.

Không chỉ tại Đức, mà ở hầu hết các nước châu Âu, người ta đều có nhận thức rằng, quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ có quy luật của riêng chúng. Trẻ sẽ có những việc làm tương ứng với từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của chúng. Cho nên, trước khi đi học chính thức, trẻ cần được vui đùa thỏa thích. 

Sự “đặc biệt” trong nền giáo dục của Đức​

1. Giáo dục mầm non của Đức không có sự phân chia lớp lớn nhỏ, tất cả trẻ trong độ tuổi mầm non đều học cùng nhau.​ Như vậy chúng sẽ có sự tương tác giữa các độ tuổi trong quá trình học

2. Trường học ở Đức chỉ học nửa ngày, không có bài tập về nhà, mà chỉ có các hoạt động ngoại khóa.

3. Lên lớp 3 trẻ em Đức mới bắt đầu được học tiếng Anh.

4. Giáo dục tiểu học của Đức chỉ có 4 năm. 

Căn cứ vào sự giới thiệu và tư vấn của thầy cô, trẻ sẽ lên lớp và học những chuyên môn theo sở trường của mình. 

Tỷ lệ học sinh đỗ đại học ở Đức không cao như Việt Nam nhưng người Đức thường coi trọng những khóa học thực tế. Tiến độ môn toán học trừu tượng của học sinh Đức chậm hơn 2 năm so với học sinh của Việt Nam.

Vì sao 82 triệu người Đức chiếm một nửa tổng số giải Nobel của thế giới? 

Đáp án được đưa ra ở đây chính là: Đừng khai thác trí lực của trẻ khi còn quá sớm. Hãy để trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ được phát triển một cách tự nhiên, chủ động, đừng nên ép buộc trẻ học những thứ chúng không thích hoặc chưa muốn học.

Phương diện giáo dục “trọng điểm” của nước Đức

1. Đối với các kiến thức xã hội cơ bản: Không được sử dụng bạo lực, không được nói chuyện lớn tiếng.

2. Đối với khả năng làm việc của trẻ: Trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ làm những hoạt động thủ công tùy theo sở thích của chúng.

3. Chú trọng việc bồi dưỡng năng lực cảm xúc, và sự tự tin cho trẻ.

Ở Việt Nam:

Hầu hết trẻ em Việt Nam đã được học chữ và cách đánh vần khi còn học mẫu giáo. Cho nên khi trẻ vào lớp 1 hầu như đã biết kết kiến thức của năm đầu tiểu học.

Sở dĩ có vấn đề này là do các bậc phụ huynh luôn có tâm lý lo lắng con mình khi vào lớp 1 sẽ không theo kịp các bạn sau đó sẽ bị đuối, và chán nản không muốn học và không đạt được thành tích cao.

Nhìn ở bề nổi thì có vẻ trẻ em ở châu Âu đã bị bỏ lại khoảng cách khá xa so với trẻ em Việt Nam. Nhưng với sự lo lắng của cha mẹ ở Việt Nam thì trẻ nhỏ lại đang tiếp thu kiến thức một cách thụ động một chiều, mất đi sự chủ động suy nghĩ và sáng tạo trong học tập. Bộ não của trẻ chẳng khác nào chiếc ổ cứng máy tính và bị lấy đi mất tuổi thơ hồn nhiên.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tin giáo dục hôm nay 5/10: Lý giải vì sao nước Đức chiếm nhiều giải Nobel top 3 thế giới tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.