Trà mãng cầu đang "gây sốt", nhưng những người sau nên tránh

Việc lạm dụng mãng cầu thường xuyên có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, có thể gây độc hại cơ thể. Vì vậy, nên sử dụng mãng cầu một cách thận trọng.

Thời gian gần đây, mãng cầu (hay còn gọi là mãng cầu gai, na Xiêm, na gai tùy theo vùng trồng) trở thành món được giới trẻ đặc biệt yêu thích khi kết hợp với trà. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mãng cầu có chứa các hợp chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, carotenoid, vitamin C và axit kaurenoic. Phần thịt của nó có các hợp chất có lợi có thể giúp chống lại stress oxy hóa dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, flavonoid làm giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chúng cũng có tác dụng chống viêm và chống chất gây ung thư.

Mãng cầu cũng cung cấp chất xơ hòa tan tốt, chất xơ có trong mãng cầu ta có thể lên men và giúp thay đổi tích cực hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Việc ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư đại tràng và hơn thế nữa.

Trà mãng cầu đang được giới trẻ "mê mẩn", nhưng 5 nhóm người này tốt nhất không ăn - 1Trà mãng cầu được giới trẻ ưa thích

Tuy nhiên, việc lạm dụng mãng cầu xiêm thường xuyên có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, bao gồm cả một dạng không điển hình của bệnh Parkinson. Một số nghiên cứu khác cho rằng các hóa chất trong mãng cầu xiêm có thể độc hại. Vì vậy, nên sử dụng một cách thận trọng.

Chuyên gia khuyến cáo, 5 nhóm người dưới đây tốt nhất không ăn mãng cầu:

Người uống thuốc hạ huyết áp

Mãng cầu có khả năng hạ huyết áp. Do đó người đang dùng thuốc này không nên ăn hoặc uống trà lá mãng cầu.

Người uống thuốc tiểu đường

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tiểu đường thì nên tránh xa mãng cầu. Bởi chúng có thể làm tăng tác dụng của thuốc và gây nguy hiểm cho cơ thể.

Người mắc bệnh gan hoặc thận

Mãng cầu có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều. Vậy nên, người bị các căn bệnh này hãy hạn chế ăn mãng cầu nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.

Người có lượng tiểu cầu thấp

Mãng cầu được chứng minh có thể làm giảm số lượng tiểu cầu. Do đó, nhóm đối tượng này cũng không nên sử dụng mãng cầu xiêm.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng mãng cầu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm nếu đang mang thai.

Trà mãng cầu đang được giới trẻ "mê mẩn", nhưng 5 nhóm người này tốt nhất không ăn - 2

Mãng cầu nên ăn bao nhiêu là đủ?

Mãng cầu mặc dù rất tốt cho sức khỏe, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn ăn bao nhiêu cũng được. Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 50g mãng cầu xiêm là đủ.

Lưu ý: Không nên ăn khi bụng rỗng vì mãng cầu có vị chua cùng hàm lượng cao vitamin C. Vì vậy nó sẽ khiến axit dạ dày tăng cao và gây cồn cào, xót ruột.

Hạn chế ăn vào buổi tối, vì nếu ăn vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ thì rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ.

Ngoài ra, khi ăn cần nhai kỹ để dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa.

(nguồn SKGĐ)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trà mãng cầu đang "gây sốt", nhưng những người sau nên tránh tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.