1. Châu Phi nằm ở tất cả các bán cầu: Đông, Tây, Nam, Bắc. Phần diện tích lớn nhất của châu lục này nằm tại bán cầu Bắc và bán cầu Đông.
2. Hồ lớn nhất thế giới là… Biển Caspi. Sở dĩ nó được gọi là “biển” bởi trong hồ chứa toàn là nước mặn. Tuy nhiên, Biển Caspi không nối với bất kỳ đại dương nào và nằm dưới mực nước biển. Do đó, về lý thuyết thì nó là một cái hồ và là hồ lớn nhất thế giới.
3. Đỉnh của núi lửa Chimborazo ở Ecuador là đỉnh cao nhất tính từ tâm Trái Đất với khoảng cách là 6.384 km. Nếu xét theo tiêu chí này, nó còn cao hơn cả đỉnh Everest với khoảng cách tính từ tâm Trái Đất là 6.382 km.
4. Đất nước nhỏ bé Nauru nằm ở Thái Bình Dương không có Thủ đô. Quốc đảo này có diện tích chỉ bằng 1/10 thủ đô Washington của Mỹ và giành được độc lập vào năm 1968. Kể từ đó đến nay, Nauru vẫn chưa chọn được Thủ đô cho mình.
5. Luôn có 1 thành phố hoặc thị trấn nào đó tên là Rome ở tất cả các châu lục trên thế giới, trừ châu Nam Cực.
6. Thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi “độc nhất vô nhị” bởi nó nằm trên 2 lục địa. Một phần của thành phố nằm ở châu Á và phần còn lại nằm ở châu Âu.
7. Bạn có biết các lục địa đang di chuyển với tốc độ nhanh như thế nào không? Thực tế cho thấy, Bắc Mỹ đang di chuyển ra xa châu Âu khoảng 5 cm mỗi năm, tương đương với tốc độ phát triển móng tay con người.
8. Rãnh Mariana ở Thái Bình Dương sâu khoảng 11.000 mét, là nơi sâu nhất trên hành tinh, có thể nhấn chìm toàn bộ núi Everest.
9. Cực bất khả tiếp cận Nemo là nơi tận cùng của sự cô đơn trên đại dương (điểm nằm trên đại dương xa đất liền nhất). Nó không phải là một vùng đất hay hòn đảo nào cả mà chỉ là một điểm nhỏ nằm giữa Thái Bình Dương, cách nơi gần nhất có con người sinh sống khoảng 2.688 km.
Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi đồng, số 9 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!
Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé! |