Trẻ có thể mất mạng nếu bị đánh vào 5 bộ phận trên cơ thể

Thúy Quỳnh
Liên quan đến việc có rất nhiều trẻ nhỏ bị bạo hành tại trường học, theo bác sĩ Trần Vũ Quang, nếu bị đánh vào các bộ phận hiểm như đầu, ngực, cổ, bụng,... có thể cướp tính mạng của bé.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị tổn thương do ngoại lực tác động vì cơ thể các bé đang phát triển, chưa hoàn thiện đầy đủ. Gần đây xuất hiện nhiều tình trạng bạo hành trẻ nhỏ đáng báo động.

Theo Tri thức trực tuyến thông tin, Bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội, cho biết từng gặp trường hợp trẻ sơ sinh hơn 10 ngày tuổi cha mẹ cãi nhau, vô tình khiến bé bị đập đầu vào tường. Ban đầu, trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt ngoài quấy khóc nhưng sau một ngày bé nôn vọt, lừ đừ, ngủ gật. Cha mẹ mang đi khám phát hiện khối tụ máu ở não. May mắn, bé được cấp cứu kịp thời.

Cũng theo bác sĩ Quang, nếu đánh trẻ ở các bộ phận hiểm sau có thể gây tổn thương nặng, thậm chí cướp đi tính mạng của bé:

Đầu

Trẻ bị đánh lực mạnh vào đầu hoặc va đập mặt phẳng cứng có thể gây chấn thương sọ não. Đây là nguyên nhân tử vong cao, để lại di chứng nặng nề. Tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ, trẻ có hình thái tổn thương như chấn động não (nhẹ nhất), nứt sọ (tổn thương mạnh đến mức nứt sọ), dập não (tổn thương vào não bên trong hộp sọ), tụ máu não (tình trạng đứt các mạch máu trong não gây chảy máu tạo máu tụ).

Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bất tỉnh, quấy khóc, nôn, đau đầu, kích thích, co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc nước trong, chân tay yếu liệt.

Cổ

Nếu bé bị tấn công vào cổ như đánh mạnh, vật dụng sắc nhọn đâm, bóp cổ,... trường hợp nhẹ gây cảm giác đau, khó thở, sợ hãi. Trẻ bị tấn công mạnh sẽ ảnh hưởng đến sụn thanh quản, cản trở quá trình hô hấp, không đưa được oxy lên não. Bị bóp cổ quá 3 phút dù cấp cứu kịp thời trẻ vẫn có thể bị di chứng bại não.

Ngực

Khi trẻ bị tấn công mạnh vào ngực, nhẹ có thể làm rạn xương sườn, nặng chấn thương phổi gây suy hô hấp cấp và dẫn đến tử vong.

Bụng

Nếu trẻ bị đấm, đạp mạnh vào bụng có thể gây tổn thương ruột, lách và gan. Cấp cứu không kịp thời sẽ xuất huyết nội tạng cực cấp cứu ngoại khoa.

Tai

Đôi khi cha mẹ vô tình tát quá mạnh vào tai trẻ sẽ gây tổn thương mô mềm dưới da, xuất hiện bầm tím và sưng nề. Nguy hiểm nhất, trẻ có thể bị chấn động tai giữa làm ảnh hưởng màng nhĩ. Nếu nặng sẽ có thể  chấn động não, chảy hoặc tụ máu não do sọ não còn khá mềm, chưa đủ sức bảo vệ phần mềm bên trong như người lớn.

Ngoài ra, trẻ tuổi mầm non tay chân còn non yếu, mềm khi bị đánh lực mạnh có thể gãy sụn tiếp hợp hoặc gãy xương. Đặc biệt, trẻ dễ bị di chứng như tay chân cong vẹo hoặc phát triển không bình thường.

Làm cách nào để khiến con nghe lời?

Thay vì đánh mắng trẻ, mỗi khi con không nghe lời, thì theo VnExpress, các bậc phụ huynh có thể vận dụng những cách dạy con hay ngay dưới đây:

Thường xuyên chơi cùng con, giao tiếp với con nhiều để con được thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khám phá, tìm tòi ở độ tuổi lên ba. Cha mẹ có thể chơi các trò chơi mang tính xã hội cùng con như trò chơi đóng vai, trò chơi nấu ăn hoặc trò chơi lái xe, xếp hình… bên cạnh đó là các trò chơi học tập như hát, đọc truyện, đọc thơ, tô màu, chơi với đất nặn… thông qua đó giáo dục cho trẻ hiểu biết về xã hội của người lớn, rèn các đức tính kiên trì, cẩn thận, giúp trẻ phân biệt thiện - ác, tốt - xấu…

Mở rộng phạm vi giao tiếp cho trẻ: lúc này phạm vi giao tiếp của trẻ cần được mở rộng hơn, trẻ không chỉ có nhu cầu giao tiếp với các thành viên trong gia đình mà cần có môi trường giao tiếp với bạn cùng tuổi, với cô giáo và người lớn khác xung quanh. Nếu trẻ chưa đi học thì đây là độ tuổi phù hợp nhất để trẻ bắt đầu đến trường.

Ứng xử với tình huống khi trẻ mắc lỗi cha mẹ cần lưu ý: trước hết, cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh, tuyệt đối không để tâm lý bị kích động bởi lỗi mà trẻ vừa mắc phải. Khi đã giữ được bình tĩnh cho bản thân rồi cha mẹ bắt đầu nghĩ cách đối phó với lỗi của con.

Cha mẹ không nên quát tháo hoặc đánh mắng trẻ, vì làm như vậy trẻ có thể sẽ học theo cách ứng xử của bố mẹ để ứng xử với mọi người xung quanh hoặc trẻ sẽ lì lợm khiến việc đòn roi không có tác dụng. Cha mẹ nên nghiêm khắc nhắc nhở hành vi sai đó của con.

Khi bé ăn vạ, bố mẹ có thể nghiêm sắc mặt, yêu cầu con dừng hành vi đó lại. Nếu bé tiếp tục, bạn có thể lờ đi, thu hút sự chú ý của con sang việc khác chẳng liên quan gì đến việc đó nữa ví dụ như “cái ô tô của ai đậu ngay trước nhà mình thế kia?”. Đây chính là chiến thuật phân tâm để bé không ăn vạ nữa mà bạn cũng không phải ức chế vì chuyển sang một hoạt động khác.

Minh Phương (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trẻ có thể mất mạng nếu bị đánh vào 5 bộ phận trên cơ thể tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.