Trổ tài làm mâm cơm cúng tất niên để cầu bình an, thịnh vượng trong năm 2022

Ngọc Lam
Cúng tất niên là một phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của người Việt Nam vào Tết Nguyên đán. Đây còn là dịp để các thành viên gia đình sum họp bên nhau.

Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.

Vào ngày này, cả đại gia đình thường tụ tập, quây quần bên mâm cơm tất niên để cùng trò chuyện, cùng thưởng thức các món ăn truyền thống và cùng tổng kết lại một năm đã qua. Đặc biệt, sau mâm cơm tất niên, các thành viên trong gia đình còn cùng nhau chờ đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, tiễn năm cũ đón năm mới.

Trổ tài làm mâm cơm cúng tất niên để cầu bình an, thịnh vượng trong năm 2022 - Ảnh 1

Mâm cúng tất niên có thể thay đổi tùy theo từng vùng miền, đặc trưng văn hóa và phong tục ở khu vực đó. Thế nhưng, nhìn chung vẫn có một số vật phẩm nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt là: mâm ngũ quả, vàng mã, hương hoa, trầu cau, bánh chưng (bánh tét), rượu,... Các món ăn trong ngày Tết sẽ được bày biện trang nghiêm trên bàn thờ. Dưới đây là mâm cúng tất niên của 3 miền trên cả nước, bạn tham khảo nhé!

- Mâm cơm cúng tất niên của miền Bắc

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông,...

- Mâm cơm cúng tất niên của miền Trung

Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.

Trổ tài làm mâm cơm cúng tất niên để cầu bình an, thịnh vượng trong năm 2022 - Ảnh 1

- Mâm cơm cúng tất niên của miền Nam

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn còn những người còn lại sẽ làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trổ tài làm mâm cơm cúng tất niên để cầu bình an, thịnh vượng trong năm 2022 tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...