Mỳ phương Đông
Năm 2002, các nhà khoa học đã tìm thấy một chiếc bát đất sét úp ngược, trong đó có sợi mỳ 4.000 năm tuổi tại di chỉ Laija, nằm dọc sông Hoàng Hà (Trung Quốc). Vì không có không khí bên dưới bát, nên sợi mỳ đã được bảo quản một cách hoàn hảo cho đến khi nó được phát hiện. Xét nghiệm sau đó cho thấy sợi mỳ này được làm từ hạt kê, một loại ngũ cốc cổ xưa.
![Sợi mỳ 4.000 năm tuổi Sợi mỳ 4.000 năm tuổi](https://medianews.thieunien.vn/uploads/2025/02/15/1-1739597335.jpg)
Đây cũng là thời điểm các thương nhân mang lúa mỳ đến Trung Quốc lần đầu tiên. Và người Trung Quốc bắt đầu trồng lúa mỳ, cũng như sớm thích độ đàn hồi của bột lúa mỳ. Nhiều người nhanh chóng thành thạo nghệ thuật kéo dài bột lúa mỳ thành những sợi mỳ dài. Có người lại làm mỳ bằng cách viên bột hoặc cắt thành từng sợi.
![Một đầu bếp Trung Quốc đang làm mỳ Một đầu bếp Trung Quốc đang làm mỳ](https://medianews.thieunien.vn/uploads/2025/02/15/2-1739597356.jpg)
Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng bột làm từ gạo xay, đậu xanh hoặc khoai mỡ để làm một số loại mỳ khác. Món mỳ giòn hoặc mỳ chiên được người Trung Quốc coi là đồ ăn nhẹ. Tương tự vậy, ở nhiều quốc gia châu Á khác, mỳ là món ăn được người dân sử dụng trong mọi bữa ăn trong ngày tùy theo sở thích.
![Phơi mỳ ở Trung Quốc Phơi mỳ ở Trung Quốc](https://medianews.thieunien.vn/uploads/2025/02/15/3-1739597383.jpg)
Có phải Marco Polo đã mang món mỳ ống đến Ý
Có một câu chuyện nổi tiếng rằng: Khoảng năm 1300, một người đàn ông người Ý tên là Marco Polo đến thăm Trung Quốc, ông đã thử ăn mỳ lần đầu tiên và thích chúng đến nỗi mang công thức về nước.
![Món mỳ kéo sợi
được làm
rất công phu Món mỳ kéo sợi
được làm
rất công phu](https://medianews.thieunien.vn/uploads/2025/02/15/4-1739597411.jpg)
Thực tế, trong nhật ký khi đến Trung Quốc của mình, Polo viết rằng món mỳ Trung Quốc khiến ông nhớ đến lasagna - một loại mỳ dẹt của Ý. Điều này chứng tỏ ở thời điểm đó mỳ đã có trong thực đơn của Ý. Vậy, nếu Marco Polo không mang mỳ đến Ý, thì ai đã mang?
![Đầu bếp có thể làm ra món mỳ với rất
nhiều hình thù khác nhau Đầu bếp có thể làm ra món mỳ với rất
nhiều hình thù khác nhau](https://medianews.thieunien.vn/uploads/2025/02/15/5-1739597425.jpg)
Tài liệu viết sớm nhất đề cập đến mỳ ống bên ngoài châu Á là ở Trung Đông. Đó là quyển sách được viết cách đây khoảng 1.600 năm trước của người Do Thái, trong đó có ghi các quy tắc để ăn itriya - mỳ khô. Itriya là món ăn du lịch phổ biến ở Trung Đông và Trung Á. Nó ngon, dễ mang theo, lâu hỏng và bất kỳ ai cũng có thể nấu nó.
![Mỳ là
món ăn khoái khẩu
của cả trẻ em
lẫn người lớn Mỳ là
món ăn khoái khẩu
của cả trẻ em
lẫn người lớn](https://medianews.thieunien.vn/uploads/2025/02/15/6-1739597457.jpg)
Một số nhà sử học tin rằng mỳ lan truyền từ Trung Đông hoặc Trung Á. Những người buôn bán đóng gói itriya và mang đến Ý, châu Phi và châu Á. Họ có thể đã mang lúa mỳ đến Trung Quốc và bên cạnh hạt kê, người Trung Quốc đã có thêm bột lúa mỳ để làm mỳ.