Trọn bộ câu trả lời giải đáp hoàn toàn thắc mắc về nCoV

Những câu hỏi và lời đáp sau đây về virus corona (2019-nCoV) sẽ giải tỏa giúp bạn những băn khoăn và tìm ra biện pháp sống an toàn cho bản thân trước nỗi sợ nCoV.

1. Tại sao phải cách ly người trở về từ Trung Quốc?

Những người trở về từ Trung Quốc có nguy cơ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh, có thể lây lan bệnh ra cộng đồng trước khi phát bệnh, nên phải cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

2. Thời gian cách ly người từ Trung Quốc về là bao nhiêu, có nhất thiết phải cách ly không?

2019-nCoV gây bệnh viêm đường hô hấp cấp có thời gian ủ bệnh tối đa là 14 ngày. Việc cách ly các đối tượng tối thiểu 14 ngày là bắt buộc nhằm giảm lây nhiễm cho cộng đồng.

3. nCoV là chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, vậy các chủng cũ của virus corona gây bệnh gì?

Có bảy chủng coronavirus trên người đã được biết tới:

Coronavirus 229E ở người (HCoV-229E): gây nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh;

Coronavirus OC43 (HCoV-OC43): gây nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh;

SARS-CoV: gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng;

Coronavirus ở người NL63 (HCoV-NL63, coronavirus New Haven);

Coronavirus ở người HKU1;

(MERS-CoV): Hội chứng hô hấp Trung Đông (viêm phổi và suy thận);

Coronavirus mới (2019-nCoV): gây viêm đường hô hấp (hay viêm phổi Vũ Hán)

4. nCoV gây bệnh như thế nào (cơ chế)?

Khi xâm nhập vào vật chủ, protein S gắn vào thụ thể của nó trên bề mặt màng tế bào niêm mạc đường hô hấp của vật chủ. Bước tiếp theo sau khi xâm nhập tế bào vật chủ là dịch mã gen sao chép từ RNA gen của virion. Đầu tiên chúng tổng hợp ra sợi ARN  các protein cấu trúc virus S, E và M được chuyển vào lưới nội bào (ER) và di chuyển vào khoang trung gian reticulum-Golgi (ERGIC)  Nucleocapsid  các hạt virion trưởng thành.

5. Vệ sinh hô hấp là gì? Tại sao phải thực hiện như vậy?

Vệ sinh hô hấp là các biện pháp ngăn ngừa các dịch tiết hô hấp văng bắn vào người xung quanh. Làm như vậy để giảm nguy cơ lan truyền các mầm bệnh trong cộng đồng và bệnh viện.

20 cau tra loi giai dap tron ven thac mac ve 2019 ncov

Các công dân Việt Nam rời tâm dịch Vũ Hán về Việt Nam đã được cách ly. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

6. Các biện pháp vệ sinh hô hấp là gì?

Che mũi miệng khi ho bằng khăn giấy; loại bỏ khăn và rửa tay ngay sau đó, nếu không có khăn thì ho vào khuỷu tay. Mang khẩu trang khi có triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Khi có người bệnh, sắp xếp họ cách nhau > 1m.

7. Chỉ cần sát khuẩn tay bằng cồn có thể ngăn ngừa được nCoV không?

Sai, ngoài sát khuẩn tay còn phải rửa tay bằng nước sạch, vệ sinh hô hấp và mang khẩu trang đúng chỉ định mới an toàn.

8. Chỉ cần mang khẩu trang N95 không bị nhiễm nCoV đúng không?

Sai, khẩu trang N95 chỉ dành cho nhân viên y tế khi lấy mẫu bệnh phẩm, làm xét nghiệm, trực tiếp thăm khám điều trị bệnh nhân nCoV, đặc biệt là các thủ thuật tạo khí dung trên người bệnh. Ngoài mang khẩu trang, còn cần phải rửa tay và vệ sinh tay đúng cách.

9. Sau cách ly 14 ngày, nếu không bị bệnh nCoV có yên tâm không bị bệnh không?

Đúng, các nghiên cứu chỉ ra nCoV chỉ ủ bệnh 14 ngày, chưa có nghiên cứu thấy nó dài hơn.

10. Tại sao người tiếp xúc gần người bệnh cũng phải cách ly 14 ngày?

Những người tiếp xúc gần người bệnh cũng có nguy cơ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh ra ngoài nên có thể lây cho côộng đồng, do đó, phải cách ly ngay sau khi tiếp xúc.

11. Đối tượng nào phải bắt buộc vào khu cách ly riêng? Ai được tự cách ly ở nhà?

Các đối tượng nhập cảnh từ vùng dịch có hay không có triệu chứng đều bắt buộc phải cách ly. Người tiếp xúc gần có thể tự cách ly tại nhà nếu không có triệu chứng hô hấp.

12. Nhân viên y tế dù mang đủ phương tiện phòng hộ tại sao vẫn phải cách ly 14 ngày?

Vì dù mang đủ phương tiện phòng hộ nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV nên vẫn phải cách ly khỏi gia đình đủ 14 ngày sau khi tiếp xúc ca bệnh cuối cùng trước khi ra khỏi bệnh viện.

13. Có phải trả chi phí xét nghiệm nCoV không?

Không, các xét nghiệm khẳng định nCoV được nhà nước miễn phí.

Theo các nhà dịch tễ, dịch thường kéo dài khoảng 2-3 tháng thí sẽ lui và chấm dứt.

14. Dịch nCoV kéo dài bao lâu?

Theo các nhà dịch tễ, dịch thường kéo dài khoảng 2-3 tháng thí sẽ lui và chấm dứt.

15. Có thể dùng điều hòa trong nhà không?

Tốt nhất là mở cửa thông thoáng, nếu dùng điều hòa nên để nhiệt độ trên 26 độ giảm nguy cơ lây nhiễm.

16. Tại sao tử vong do nCoV hay gặp ở người trên 60 tuổi?

Vì những người này thường có bệnh lý mạn tính kèm theo như đái đường, suy thận, giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm bệnh hơn, dễ tử vong hơn.

17. Bệnh này nguy hiểm hơn bệnh SARS đúng không?

Sai, bệnh này lây truyền nhanh hơn nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn (chỉ 2%) trong khi SARS là 10%.

 

 

18. nCoV có lây qua đường ăn uống (tiêu hóa) không?

Chưa rõ, người ta đã tìm thấy nCoV trong phân nhưng chưa rõ chúng có lây qua đường tiêu hóa không.

19. Có thể đi tiêm phòng bệnh nCoV không?

Không, hiện tại chưa có vaccine và thuốc dự phòng điều trị đặc hiệu. Bạn phải chờ các nhà khoa học nghiên cứu và thử nghiệm vaccine, trước khi chính thức công bố có loại vaccine có thể kháng bệnh (thường mất khoảng 1 năm).

(tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trọn bộ câu trả lời giải đáp hoàn toàn thắc mắc về nCoV tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.