Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa?

Ngọc Lam
Ngoài thời gian ngủ, tư thế nằm ngủ cũng quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trạng và tốt cho sức khỏe.

Mỗi một tư thế nằm ngủ sẽ mang đến những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Việc tập làm quen với tư thế ngủ tốt nhất là điều bạn nên làm. Hãy dành thời gian rèn luyện bản thân tập quen với tư thế ngủ đó. Nó chính là bí quyết giúp bạn cải thiện giấc ngủ.

1. Tư thế ngủ "bào thai"

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người lại yêu thích dáng ngủ cuộn người như "bào thai" này đâu. Bởi ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chúng ta đã nằm ở tư thế này. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, nó không chỉ giúp ta cảm thấy thoải mái mà còn giúp giảm đau lưng, chứng ngủ ngáy. Tuy nhiên, bạn hãy luôn đảm bảo rằng không co người quá chặt. Điều này có thể khiến lưng và các cơ đau nhức vào sáng hôm sau.

Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa? - Ảnh 1

2. Tư thế ngủ nằm nghiêng

Với tư thế ngủ này, dù bạn nằm nghiêng có co chân nhẹ hay không, ôm gối hoặc không ôm gối thì đều có lợi cho sức khỏe. Bạn chỉ cần giữ thói quen nằm nghiêng sang một bên khi ngủ sẽ giúp giảm chứng ngủ ngáy, ợ chua, hệ tiêu hóa được giữ gìn khỏe mạnh.

Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa? - Ảnh 2

Tuy nhiên, nếu bạn giữ nguyên tư thế mà không "trở mình" sẽ có thể bị tê cứng vai, hàm và chân ở bên nằm nghiêng. Trường hợp bạn chưa thể thay đổi được ngay thì hãy chọn nằm nghiêng về phía bên trái nhé! Bởi vì nằm nghiêng bên phải có thể tăng chứng ợ nóng, trào ngược axit.

Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa? - Ảnh 1

Còn nếu như bạn bị đau lưng dưới, chiếc gối ôm sẽ là vị cứu tinh. Kê một chiếc gối ở giữa hai chân sẽ giúp căn chỉnh phần hông được tốt hơn. Từ đó, cơn đau ở vùng lưng dưới cũng được giảm đáng kể.

3. Tư thế ngủ nằm sấp

Nếu bạn là một fan của nằm sấp thì hãy thay đổi tư thế ngay hôm nay nhé! Bởi nằm sấp khi ngủ hoàn toàn không phải tư thế có lợi cho sức khỏe. Hãy thử kê một chiếc gội ở bụng dưới để giảm thiểu tình trạng đau lưng. Nằm ở tư thế này có thể làm giảm ngáy, hỗ trợ cho những người bị ngưng thở khi ngủ nhưng có lại là thủ phạm gây ra tình trạng đau lưng và cổ. Tư thế nằm sấp còn có thể gây căng thẳng cho các khớp, khiến bạn đau nhức toàn thân và mệt mỏi khi thức dậy.

Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa? - Ảnh 1

4. Tư thế ngủ nằm ngửa

Nằm sấp không tốt nhưng nằm ngửa thì ngược lại, nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tư thế ngủ này giúp bảo vệ cột sống, giảm đau hông và đau đầu gối. Bởi vì nằm ngửa giữ cho cơ thể chúng ta luôn thẳng hàng, giảm áp lực không cần thiết lên lưng cũng như các khớp.

Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa? - Ảnh 1

Ngoài ra, nếu kê thêm một chiếc gối mỏng dưới lưng để giúp nâng đỡ đường cong tự nhiên của lưng thì còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tốt là thế nhưng nó lại không phù hợp với người ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ và những người bị đau lưng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tư thế nằm ngủ như nào mới tốt cho sức khỏe, bạn đã biết cách chưa? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.