Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là thời gian để chúng ta được nghỉ ngơi, hồi phục. Ở lứa tuổi ăn tuổi lớn như chúng mình, một giấc ngủ đủ và sâu giúp bạn phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Vai trò của giấc ngủ với tuổi dậy thì
Tăng khả năng ghi nhớ
Khi bạn ngủ, bộ não xử lý thông tin và đưa các thông tin quan trọng vào bộ nhớ dài hạn. Chính vì thế, có một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ có đủ thời gian để sửa chữa các mô tổn thương trong cơ thể, tiết ra một số hormone giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và nhiễm trùng. Cụ thể, khi đi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra một chất quan trọng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn gây hại có tên gọi là cytokines.
Điều chỉnh tâm trạng
Một giấc ngủ ngon giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn và tràn đầy năng lượng.
Cải thiện làn da
Ở tuổi dậy thì, nhiều bạn bị nổi mụn, làn da cũng trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không ngủ đủ, tình trạng ấy càng trở nên nghiêm trọng bởi sau 11h đêm là thời gian cơ thể bài tiết chất độc, giúp giảm thiểu sự xuất hiện của mụn.
Cách tính toán thời gian ngủ
Trong những ngày dịch bệnh phức tạp, thời gian sinh hoạt của nhiều bạn có thể bị đảo lộn do đó, học cách tính toán giấc ngủ sẽ giúp bạn chăm sóc sức khẻo tốt hơn.
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ và Nguồn tin cậy CDCT, trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi bạn nên ngủ từ 9 đến 12 giờ và 8 đến 19 giờ khi bạn 13 đến 18 tuổi.
Các tính toán giấc ngủ vừa vặn với bản thân gồm: Thời gian thức dậy của bạn, hoàn thành năm hoặc sáu chu kỳ ngủ 90 phút, thêm 15 phút để đi vào giấc ngủ.
Để biết chính xác cần đi ngủ lúc mấy giờ, bạn có thể tham khảo hình dưới đây:
Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào trang sleepyti.me hoặc dùng bot của J2TEAM ngay trên Messenger để tính toán thời gian đi ngủ hợp lý nhé!