Upstream: Thông điệp nhân văn giữa bi kịch mưu sinh

Mọt Phim
Upstream đang trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, nhờ khai thác câu chuyện mang tính thời sự về nghề shipper – một công việc phổ biến nhưng ít được điện ảnh đề cập. Tuy nhiên, bộ phim cũng gây tranh cãi khi bị cho là lạm dụng bi kịch để lấy nước mắt khán giả.

Từ "bom tấn ngầm" đến hiệu ứng mạng xã hội

Dù ra mắt cùng thời điểm với Squid Game 2, Upstream – bộ phim do đạo diễn Từ Tranh thực hiện – đã vượt qua bom tấn đình đám để đứng đầu bảng xếp hạng Netflix. Tác phẩm tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội Việt Nam với hàng loạt thảo luận về nội dung và thông điệp sâu sắc.

Sức hút của Upstream nằm ở cách bộ phim khai thác đời sống của những người làm nghề giao hàng – công việc thường bị xem nhẹ nhưng ẩn chứa nhiều khó khăn. Qua câu chuyện của nhân vật chính Cao Chí Lũy, bộ phim phản ánh vị trí nhỏ bé của con người trước sự phát triển khắc nghiệt của nền kinh tế hiện đại.

Bi kịch của một kỹ sư trở thành shipper

Cốt truyện của Upstream xoay quanh cuộc sống đầy thăng trầm của Cao Chí Lũy (do Từ Tranh thủ vai) – một kỹ sư IT trung niên mất việc ở tuổi 45. Bị chính hệ thống tối ưu hóa nhân sự mà mình lập ra loại bỏ, anh rơi vào khủng hoảng giữa áp lực tài chính và gánh nặng gia đình.

Không còn lựa chọn nào khác, Cao Chí Lũy chấp nhận trở thành shipper – một công việc anh từng coi là "dưới tầm" so với năng lực của mình. Qua hành trình này, Upstream phơi bày những góc khuất của nghề giao hàng: rủi ro từ giao thông, sự khắc nghiệt của khách hàng, và mức thu nhập ít ỏi.

Những bi kịch liên tiếp như bố bệnh nặng, con gái cần học phí cao, hay ngôi nhà có nguy cơ bị siết nợ đã đẩy nhân vật vào tình thế không lối thoát. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về sự bất công trong thị trường lao động, nơi con người bị gạt bỏ khi không còn đáp ứng được yêu cầu khắc nghiệt của nền kinh tế.

Thông điệp nhân văn và tranh cãi kịch bản

Bên cạnh phản ánh áp lực mưu sinh, Upstream còn gây xúc động bởi những câu chuyện ấm áp về tình người. Gia đình của Cao Chí Lũy – vợ và con gái – luôn bên cạnh anh trong những thời khắc khó khăn nhất. Đồng nghiệp và bạn bè của anh, dù cũng sống trong bi kịch, vẫn giữ được sự trượng nghĩa và sẵn sàng giúp đỡ.

Tuy nhiên, bộ phim cũng vấp phải chỉ trích khi nhiều chi tiết bị đánh giá là thiếu logic và quá cường điệu. Các bi kịch dồn dập ập đến nhân vật chính khiến câu chuyện mất đi tính thuyết phục. Chi tiết Cao Chí Lũy không có tiền tiết kiệm dù từng làm quản lý cấp trung, hay cảnh anh ngã xe liên tục và vẫn cười theo yêu cầu của ứng dụng, bị cho là cố tình làm lố để "câu nước mắt."

Sự trân trọng dành cho những người yếu thế

Dù gây tranh cãi, Upstream vẫn là một tác phẩm đáng xem nhờ cách tiếp cận vấn đề độc đáo và thông điệp nhân văn rõ nét. Bộ phim không chỉ nói lên nỗi vất vả của những người làm nghề giao hàng, mà còn phơi bày mặt trái của chủ nghĩa tư bản – nơi con người dễ bị bỏ rơi nếu không theo kịp nhịp độ phát triển.

Trong bối cảnh hậu Covid-19, khi sinh kế trở thành vấn đề ngày càng khó khăn, Upstream là lời nhắc nhở đầy xúc động về sự kiên cường của những con người nhỏ bé, đang âm thầm đấu tranh để ngược dòng nghịch cảnh.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Upstream: Thông điệp nhân văn giữa bi kịch mưu sinh tại chuyên mục Phim của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phim khác

“Chú chó biết tuốt”: Bộ phim chữa lành, cả nhà đều mê

“Chú chó biết tuốt” (Dog Knows Everything) là một làn gió mới lạ của màn ảnh Hàn Quốc khi không sở hữu dàn nhân vật chính là các chàng trai, cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Thế nhưng, bộ phim vẫn gây sốt bởi tình tiết thú vị và thông điệp ý nghĩa.