Vẻ xưa và nay của 5 ngôi trường THPT cổ nhất Việt Nam

Nguyễn Hà
Những ngôi trường này có tuổi đời hàng trăm tuổi và đào tạo được nhiều thế hệ học sinh là các bậc trí thức và danh nhân nổi tiếng.

Trường THPT Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh (142 tuổi)

Trường THPT Lê Quý Đôn (phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh) xây dựng năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877. Ban đầu, trường mang tên "Trường Chasseloup – Laubat" (Collège Chasseloup - Laubat), nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo con em người Pháp.

 Hình ảnh trường Lê Quý Đôn (TP Hồ Chí Minh) thời xưa.

Sau năm 1954 trường mang tên nhà triết học Pháp Jean Jacques Rousseau, do người Pháp quản lý. Đến năm 1967, trường được trả lại cho người Việt Nam và trở thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.

Trường THPT Lê Quý Đôn chính thức được thành lập kể từ năm học 1980 - 1981. Đây là một trong những ngôi trường xưa nhất TP Hồ Chí Minh, tính đến nay đã xấp xỉ 140 tuổi.

Hình ảnh trường Lê Quý Đôn (TP Hồ Chí Minh) ngày nay.

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, kiến trúc ban đầu của ngôi trường gần như vẫn còn giữ nguyên vẹn mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa.

Tháng 7/2015, UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận phương án cải tạo, sửa chữa Trường Lê Quý Đôn, gồm 2 cấp học là THCS và THPT trên cơ sở xem xét tổng thể mặt bằng đã xây dựng theo đồ án thiết kế từ những năm 1877. Hàng rào chung của trường cũng cần được phục dựng.

Ngày nay, ngôi trường này cũng luôn nằm trong top những trường có điểm số đầu vào và đầu ra cao nhất TP Hồ Chí Minh, đạt nhiều giải thưởng lớn tại các kì thi HSG trong và ngoài nước

Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho (137 năm)

Tháng 3/1879, dưới sự cho phép của thống đốc Nam Kỳ Le Myre De Vilers, tỉnh Mỹ Tho được phép thành lập một trường Trung học lấy tên là trường "Collège de My Tho".

Lúc mới thành lập, trường được xây dựng khá đơn sơ với 8 phòng học. Về sau có thêm dãy lầu sắt dùng làm phòng học và phòng nội trú cho học sinh… Năm 1919, hai dãy lầu Bắc và lầu Nam được dựng lên khang trang hơn theo lối kiến trúc Roma, có chỉnh sửa pha trộn thêm đôi chút, để thích nghi với điều kiện khí hậu bản địa.

Cổng và dãy phòng học cổ xưa phía đường Lê Lợi.

Cửa sổ kiểu mái vòm, hành lang rộng, có nhà cầu che mưa, nắng… Đây là nét đặc trưng đồng nhất với nhiều ngôi trường cổ khác mà Pháp xây cất tại Việt Nam. Năm 1953, trường được đổi tên trường thành trường Trung học Nguyễn Ðình Chiểu cho tới nay.

Một góc cổ kính còn lưu giữ của ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu.

Bao thế hệ cựu học sinh đã xem ngôi trường từng gắn bó một thời áo trắng, như ngôi nhà thứ hai của mình.

Những dãy nhà mới thay thế, được cách tân, chỉ còn phảng phất lại nét xưa.

Trải qua thời gian, ngôi trường cổ kính này đã xuống cấp và từ năm 2012, với kinh phí đầu tư trên 154 tỉ đồng, dự án cải tạo và xây dựng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đã bắt đầu.

Nhiều dãy phòng học lâu năm đã xuống cấp hết hạn sử dụng được thay mới hoàn toàn, chỉ một phần công trình được bảo tồn và khi dự án hoàn thiện, hình ảnh cổ kính của ngôi trường xưa kia chỉ còn lưu lại qua ảnh tư liệu.

Trường THPT chuyên Quốc Học, Huế (120 tuổi)

Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc Học được thành lập vào năm 1896 theo chỉ thị của vua Thành Thái và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định.

Những hình ảnh xưa của Quốc học Huế.

Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay.

Quốc học Huế ngày nay vẫn lưu được nét cổ kính.

Từ xưa, nơi đây đã là cái nôi đào tạo bao bậc hiền tài cho đất nước với những tên tuổi đã đi vào lịch sử như: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; cố Tổng bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập…

Trường không chỉ là nơi đào tạo ra nhiều bậc hiền tài mà còn nổi tiếng bởi nét kiến trúc độc đáo của sự giao thoa giữa phong cách Á – Âu vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

Ngày nay, Quốc học Huế vẫn là thương hiệu vàng và là niềm tự hào của người dân Huế khi tiếp tục duy trì được truyền thống là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.

Trường THPT Việt Đức, Hà Nội (119 tuổi)

Chính thức được thành lập năm 1955 nhưng có lẽ lịch sử của trường Việt Đức bắt đầu từ năm 1897, cùng với sự ra đời của trường dòng có tên Puginier. Sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), trường được đặt tên là Trường phổ thông cấp 2 – 3 Hà Nội.

Hình ảnh trường Việt Đức xưa.

Đến năm 1970 thì tách thành 2 trường là PTTH Việt Đức (học buổi sáng) và PTTH Lý Thường Kiệt (học buổi chiều). Năm 1977, 2 ngôi trường trên sáp nhập thành trường THPT Việt Đức ngày nay.

Hình ảnh trường Việt Đức ngày nay vẫn lưu được những nét kiến trúc xưa.

Hiện nay, Việt Đức luôn nằm trong top những ngôi trường xuất sắc của thủ đô Hà Nội, là nơi đào tạo nhiều danh nhân như: Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Giáo sư - Bác sỹ Tôn Thất Bách, nhạc sỹ Trần Tiến, nhà thơ Lưu Quang Vũ…

Không chỉ nổi bật về thành tích đào tạo, ngôi trường này còn được biết đến với nhiều tương mặt nữ sinh xinh đẹp, tài năng điển hình như Tân hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh.

Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội (108 tuổi)

Trường THPT Chu Văn An  được người Pháp thành lập năm 1908, tính đến nay đã tròn 108 tuổi. Ban đầu, trường có tên là trường Trung học Bảo hộ, nhưng người Hà Nội thường gọi đó là trường Bưởi vì nằm trên vùng Kẻ Bưởi và cũng nhằm thể hiện lòng yêu nước các học trò thời ấy.

Một góc trường Chu Văn An thời xưa.

Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã từng dạy học tại đây.

Đến năm 1945, trường đổi tên thành Chu Văn An - một vị danh sư nổi tiếng thời Trần.

 Ngày nay ngôi trường vẫn giữ được nét đẹp cổ kính.

Hiện nay, trường THPT Chu Văn An vẫn nằm tại số 10 phố Thụy Khuê, ngay bên cạnh hồ Tây và vẫn bảo tồn được lối kiến trúc độc đáo từ thời Pháp và nổi tiếng với thành tích dạy và học.

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh (101 tuổi)

Khi thành lập năm 1915, trường mang tên "Nữ Sinh Áo Tím" do đây là trường nữ học và đồng phục là áo dài tím.

 Hình ảnh trường Nguyễn Thị Minh Khai xưa.

Năm 1922, trường được khắc tên chính thức là Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long, sau đó là Trường Nữ Trung học Gia Long năm 1953.

Sau ngày 30/4/1975, trường được chính quyền mới đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai.

Niên khóa 1978-1979, Trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ và giữ vai trò là một trong những lá cờ đầu của nền giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nay nữ sinh nơi đây mặc đồng phục tím - sắc màu gợi nhớ đến áo dài tím thuở xưa.

Có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng từng trưởng thành từ mái trường này như: Ca sĩ Thanh Ngọc, Thúy Nga (nhóm Mắt Ngọc), nghệ sĩ Minh Thuận, Minh Thư, Sĩ Luân, Tim…

Theo Baodatviet

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vẻ xưa và nay của 5 ngôi trường THPT cổ nhất Việt Nam tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.