Vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc?

Minh Hồng
Dù rất quyết tâm thực hiện để đạt một điều gì đó, nhưng chỉ một thời gian sau, chúng ta lại dễ dàng bỏ cuộc. Vì sao lại thế, quy luật Goldilocks sẽ giải thích cho bạn.

Để nghiên cứu về động lực của con người, các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ đã dành thời gian tìm hiểu. Dù vẫn còn nhiều thứ cần khám phá, nhưng kết quả thường thấy nhất là: để duy trì động lực, cách tốt nhất là thực hiện những việc “có độ khó kiểm soát được”.

Chẳng hạn như thế này, nếu bạn thi Toán với một em bé học lớp 1, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán vì nhận ra đây không phải là đối thủ của mình, cuộc thi quá dễ dàng. Nhưng nếu bạn cố gắng làm thử một đề thi Học sinh giỏi Toán thì sao, bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc vì quá khó.

Vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc? - Ảnh 3

Có thể thấy, nếu bạn dễ dàng vượt qua những thử thách thấp hơn khả năng của mình, bạn rất dễ sinh cảm giác nhàm chán. Ngược lại, những thứ vượt xa tầm với hay khả năng của bạn lại khiến bạn dễ từ bỏ.

Nhưng nếu thử thách ấy nằm đúng ở ranh giới thành công và thất bại thì cực kỳ hấp dẫn đối với não bộ. Bạn dễ thỏa mãn và cảm thấy sung sướng khi đạt thành tựu không vượt quá xa tầm với của mình.

Hiện tượng này có tên quy luật Goldilocks. Nội dung của quy luật là chúng ta đạt được hiệu quả cao nhất khi thực hiện những việc khó hơn khả năng của mình một chút, không quá khó hay dễ để thực hiện.

Vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc? - Ảnh 1

Chinh phục những thử thách mà bạn kiểm soát được độ khó của chúng không chỉ khiến bạn có động lực mà còn khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Giống như nhà tâm lý học Gilbert Brim từng nói: "Một trong những nguồn hạnh phúc quan trọng của con người là thực hiện những việc có độ khó phù hợp, không quá khó cũng không quá dễ."

Để đạt được trạng thái hiệu quả tối đa, ngoài độ khó phù hợp mà bạn có thể chinh phục được, bạn còn nên đo lường sự tiến bộ gần nhất của mình. Cảm thấy bản thân tiến bộ trong hiện tại là nguồn động lực cực kỳ lớn để vượt qua khó khăn và truyền cảm hứng nỗ lực.

Nếu bạn muốn duy trì động lực thì cần phải có cách để não bộ hình dung sự tiến bộ của bản thân hay nhìn thấy chính thắng của chính mình. Đó là một quá trình cần trui rèn thường xuyên để có thể tạo thành phản xạ bản năng của chính bạn.

Vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc? - Ảnh 2

Bạn có thể tham khao bí quyết duy trì động lực như sau:

- Áp dụng quy luật Goldilocks và thực hiện những việc có độ khó trong tầm kiểm soát của bạn.

- Đo lường sự tiến bộ của bản thân và kiểm tra kết quả.

Nếu bạn muốn giữ động lực, hãy bắt đầu bằng một thử thách mà độ khó của nó bạn có thể kiểm soát được, kiểm tra sự tiến bộ của bản thân rồi lặp lại quy trình này.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.