Vì sao khi thấy người khác ngáp, bạn cũng có hành động tương tự?

Minh Hồng
Bạn thường ngáp khi nào, khi vừa ngủ dậy, khi mệt mỏi và cả khi thấy người khác ngáp?

Bạn và nhóm bạn đang làm bài tập. Và rồi đứa bạn thân ngáp một chiếc rõ to, dù rằng chẳng buồn ngủ tí nào, bạn cũng ngáp lại theo bản năng và chẳng kiểm soát được. Ngáp là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng "ngáp" rất dễ lây lan từ người này sang người khác, vì sao lại thế nhỉ?

Trước hết, hãy tìm hiểu vì sao chúng ta lại ngáp?

Về cơ bản, chúng ta ngáp khi buồn chán hoặc mệt mỏi. Theo nhiều người, ngáp giúp giảm những cảm xúc tiêu cực trên vì hành động này giúp cung cấp nhiều oxy lên não và các mạch máu để giúp cơ thể chiến đấu chống lại cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện kể cả bạn có ngáp dài thế nào thì nồng độ oxy trong máu cũng chẳng tăng lên đâu.

Vậy thì ngáp có tác dụng gì không hay chỉ là phản ứng bản năng? Theo nhiều lý thuyết, ngáp có tác dụng làm mát não. Cụ thể, khi bạn há miệng ngáp, luồng không khí mát mẻ sẽ theo mũi và khoang miệng để tiếp xúc với các mạch máu – một phần trong số những mạch máu này dẫn đến não và sự gia tăng không khí này sẽ góp phần làm mát não.

Thường thì chúng ta ngáp nhiều nhất trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy đúng không? Đây cũng chính là thời điểm não chúng mình có nhiệt độ cao nhất. Đó là lý do bạn ngáp nhiều nhất vào lúc này. Khi ấy, ngáp là để làm mát não chứ không phải ngáp là do bạn buồn ngủ đâu. 

Vì sao khi thấy người khác ngáp, bạn cũng có hành động tương tự? - Ảnh 1

Tại sao khi thấy người khác ngáp, bạn cũng muốn ngáp theo?

Thực tế thì chưa có lời giải thích cụ thể và chính xác cho việc lây ngáp đâu nhưng theo các nhà khoa học, hiện tượng này giống như một phương tiện để giao tiếp giữa con người và dường như nó đã khắc sâu trên não rồi.

Về cơ bản, khi bạn nhìn thấy ai đó xung quanh mình ngáp thì cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách thực hiện lại điều này và cũng với mục đích làm mát bộ não.

Vì sao khi thấy người khác ngáp, bạn cũng có hành động tương tự? - Ảnh 2

Hành vi ngáp còn liên quan đến đức tính đặc trưng của con người chúng ta: sự đồng cảm. Đây là nền tảng của sự tương tác cá nhân cũng như mối quan hệ trong cộng đồng. Khi thấy người khác ngáp, hệ thống tế bào của não của bạn được kích thích và các cơ quan trong cơ thể dưới sự chỉ huy của não cũng tạo thành một cái ngáp dài như là một lời đối ứng. Nói cách khác, đây là một cách kết nối nhóm. 

Tóm lại, bản chất của hiện tượng lây lan khi thấy ai đó ngáp có thể hiểu là một phản ứng thể hiện sự đồng cảm giữa các bộ não và là phương thức để làm cho bộ não giảm nhiệt độ.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao khi thấy người khác ngáp, bạn cũng có hành động tương tự? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Cún bông gỡ rối

Bạn Đầu Đinh hỏi: "Cún Bông ơi, lớp tớ có mấy bạn gái có tính cách giống các bạn nam. Các bạn cũng thích đá cầu, thích chạy nhảy và có thể “chiến đấu” ngang sức với các bạn nam trong mọi cuộc đua, thế các bạn nữ như vậy có còn là “phái yếu” nữa không?"

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Sự thông minh và lòng nhân ái

Buổi học cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết tại lớp học của thầy Rùa Vàng đã tới rồi. Muốn các trò ghi nhớ bài học quan trọng nhất, thầy cất tiếng: