101 kiểu thạch rau câu “mát lạnh” chào hè

vuhien
Thạch rau câu là món ăn yêu thích không chỉ riêng trẻ em mà của tất cả mọi người. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng oi bức như hiện nay, thì món ăn giải khát ấy lại được ưa chuộng hơn bao giờ hết.

Trong tiết trời nắng nóng thế này, còn gì thích thú hơn là được thưởng thức một miếng thạch trong mịn và mát lịm. Cách làm thạch lại vô cùng đơn giản và dễ dàng, không cần tốn công là bạn đã có được một thức quà tươi mát đủ hương vị theo sở thích rồi.

 Thạch rau câu là một món ăn nhẹ làm từ gelatin có thêm mùi vị (gelatin vốn dĩ không có mùi vị). Nó thường được tạo ra bằng cách trộn gelatin nguyên chất với các nguyên phụ liệu khác hoặc dùng các hỗn hợp trộn sẵn giữa gelatin với các chất phụ gia. Nếu không có gelatin, bạn có thể tìm mua bột agar ở các chợ và siêu thị nha.

Khả năng làm đông của agar cao gấp 8 lần so với gelatine, có nghĩa là cứ 1g agar = 8g gelatine. Theo công thức cơ bản, cứ 2g agar cần phải dùng 1/2l nước. Tuy nhiên theo thực tế, tuỳ theo công thức mà tỉ lệ có thể thay đổi.

Thạch  rau câu dưa hấu

Cách làm món thạch dưa hấu:

- Lấy nước cốt chanh pha với nước dưa hấu, sau đó pha thêm gelatine hoặc bột agar vào. Đổ hỗn hợp thạch vào vỏ dưa hấu hoặc vỏ chanh, sau đó cho vào tủ lạnh ngăn mát cho đến khi thạch đông lại.

- Bạn dùng vừng đen để trang trí cho miếng thạch dưa hấu thêm phần sống động nữa nhé!

Chú ý: Bỏ hết cùi ở phần vỏ chanh đi, rửa sạch rồi ngâm muối để loại bỏ bớt vị đắng.

Thạch rau câu nhiều tầng ngon, rực rỡ sắc màu

Cách làm thạch rau câu nhiều tầng

Bước 1 :

– Ngâm gelatine trong nước lạnh trước 15 phút để cho gelatine nở mềm.

– Hòa tan đường, bột thạch vào 200ml nước , dùng môi khuấy cho đường và bột tan bớt, rồi đưa lên bếp đun ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi thấy đường và bột đã tan hết trong nước.

– Tiếp tục đun cho đến khi nước bắt đầu sôi rồi đổ gelatine đã nở mềm vào, khuấy đều cho gelatine tan hết sau đó tắt bếp.

Bước 2 : Chia hỗn hợp ở bước 1 ra thành hai phần bằng nhau.

– Sau đó lại tiếp tục chia nửa phần thành nhiều phần bằng nhau vào từng bát nhỏ để pha với siro và màu thực phẩm (nếu cần) để tạo thành những tầng thạch đủ màu sắc. (số phần tùy thuộc vào mong muốn bao nhiều tầng thạch có màu của bạn nhé, càng nhiều màu thì sản phẩm thạch của bạn càng rực rỡ và thu hút hơn thôi).

Bước 3: Đổ thạch rau câu đã pha vào khuôn đã chuẩn bị.

Bạn sẽ đổ theo trình tự cứ một tầng thạch màu lại đến một tầng thạch trắng đục và lại quay lại một tầng thạch màu. Sau mỗi lần đổ một lớp lên, phải để trong tủ lạnh ít nhất 15 phút để cho lớp thạch đông lại rồi mới đổ lớp tiếp theo, như thế mới thì thạch của bạn mới chia tầng được nhé.

Làm liên tục như vậy cho đến khi dùng hết hỗn hợp thạch và đảm bảo tầng trên và tầng dưới cùng là tầng thạch màu nhé.

Bước 4: Cho vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng để thạch đông lại. Cuối cùng chờ đợi, cắt ra và thưởng thức thôi.

Thạch nha đam

Thạch nha đam là một món ăn giải nhiệt rất được yêu thích trong mùa hè và có rất nhiều giá trị dinh dưỡng.Thạch nha đam được dùng ăn kèm trong nhiều món ăn khác như sữa chua, trà sữa. Cách làm thạch nha đam cũng cực kỳ đơn giản

Các bạn nên chọn lá nha đam mập, không sâu bệnh và dập nát. Sau đó cắt thành từng khúc và loại bỏ phần gai hai bên của nha đam.

Bạn cắt lá nha đam thành các khúc dài khoảng 4-5cm. Cắt hai rìa có gai của lá. Cắt bỏ phần vỏ cứng màu xanh. Bạn cần cắt sạch phần vỏ này vì nó sẽ có vị đắng.

Phần nha đam sau khi đã bỏ sạch vỏ, bạn rửa thật sạch nha đam dưới vòi nước chảy cho tới khi sờ tay không còn thấy nhớt, để ráo nước.

Thái nha đam thành những miếng nhỏ hạt lựu. Bạn chú ý đừng thái nhỏ quá vì nha đam còn ngót đi trong quá trình chế biến.

Bạn tiếp tục ngâm nha đam nước muối. Với 1kg nha đam nguyên liệu, bạn có thể dùng 500ml nước, cho vào đó 1 thìa cà phê muối tinh sạch, vắt thêm 1 quả chanh nhỏ, bạn nhớ loại bỏ hạt chanh nha. Ngâm nha đam khoảng 15 phút. Sau đó, bạn rửa sạch nha đam và cho vào rổ để ráo nước.

Bước 2: Bây giờ sẽ là công đoạn chần nha đam

Bạn đun khoảng 0,4 lít nước cho thật sôi. Đổ nha đam vào chần qua trong vòng 1 phút. Sau đó, đổ nha đam ra rổ và rửa ngay dưới vòi nước sạch rồi để ráo.

Bước 3: Ướp đường

Nếu bạn sử dụng đường phèn có dạng cục lớn thì bạn phải tán nhỏ hoặc hòa tan đường trước khi thực hiện bước này. Bạn trộn 1 lạng đường phèn với một ít đá viên sạch. Lượng đường có thể được điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mỗi người.

Đổ nha đam vào hỗn hợp trên. Đường phèn sẽ tan dần và ngấm vào nha đam. Đá lạnh sẽ giúp miếng nha đam giòn hơn. Ngâm nha đam khoảng 1 tiếng và sau đó để vào tủ lạnh để dùng dần.

Bước 4 : Thành phẩm

Thạch nha đam sau khi hoàn thành bạn cần đảm bảo sạch, không có mùi hăng, không nhớt, vẫn giữ được độ giòn. Nha đam có vị ngọt vừa, thanh mát.  Thạch cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và có thể để được trong vòng 5 ngày bạn nhé.

Tuy thạch nha đam rất ngon và tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Liều lượng thích hợp là từ 10g-20g mỗi ngày, dùng lâu dài với liều lượng thấp như vậy thì không có hại nha bạn.

Bạn có thể ướp đường phèn với đá và chia làm 2 vị:

– Màu xanh: vị trà xanh

– Màu vàng: vị chanh leo

 Thạch rau câu cocktail dâu

Cách làm món thạch cocktail dâu:

- Rửa sạch dâu tây, cắt phần đuôi quả dâu sao cho quả dâu có thể đứng được. Dùng dao bỏ cuống và lấy phần giữa của dâu tây ra.

- Để làm nước thạch, bạn cho nước trái dâu xay và một chút rượu nhẹ tuỳ ý vào với nhau, sau đó pha thêm bột agar vào rồi đổ vào phần giữa của quả dâu. Nếu thích ăn ngọt thì bạn có thể cho thêm đường vào nhé!

Kim Hiền ( tổng hợp )

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 101 kiểu thạch rau câu “mát lạnh” chào hè tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...