6 tháng đầu năm, trái đất nóng nhất trong hơn 1 thế kỷ qua

Lê Nam
Từ năm 1880 đến nay, nhiệt độ trái đất 6 tháng đầu năm 2016 đã đạt con số kỷ lục.

Cơ quan Đại dương và Khí quyển (NOAA) Mỹ cho biết, trong thời gian trên, nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,2°C so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,05°C so với thế kỷ XX. Tháng 6-2016 trở thành tháng nóng nhất từ trước tới nay.

6 tháng đầu năm, trái đất nóng nhất hơn 1 thế kỷ qua

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Goddard thuộc cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) Mỹ Gavin Schmidt cho biết, nhiệt độ trung bình trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 1,3°C so với cuối thế kỷ XIX, gần bằng mức nhiệt 1,5°C đến năm 2030 mà Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris thông qua hồi cuối năm ngoái.

Tháng 6/2016 đã trở thành tháng Sáu nóng nhất trong lịch sử khí tượng thế giới kể từ khi các chuyên gia bắt đầu thu thập và ghi chép dữ liệu về nhiệt độ trung bình của Trái Đất năm 1880.

Hậu quả của biến đổi khí hậu tại đồng bằng Sông Cửu Long (Ảnh: Intrenet)

Theo chuyên gia của NASA, khoảng 40% mức tăng nhiệt đầu năm nay là do hiện tượng El Nino, trong khi 60% còn lại là do các yếu tố khác, đặc biệt là việc Bắc cực bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Nam Phong (Theo Reuters)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 6 tháng đầu năm, trái đất nóng nhất trong hơn 1 thế kỷ qua tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.