1. Thích chọn quần có màu sắc rực rỡ
Con gái thường thích và bị thu hút bởi màu sắc nổi bật. Bởi vậy những chiếc quần chíp hoạ tiết, rực rỡ cũng được nhiều bạn gái ưa chuộng. Nhưng những chiếc quần như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các bệnh vùng kín hơn những chiếc quần đơn sắc, ít màu mè. Bởi vì phẩm nhuộm thường độc hại và da ở vùng kín lại cực kỳ mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị viêm nhiễm.
Những kiểu quần áo lót có màu sắc sặc sỡ không tốt cho "vùng nhạy cảm".
Những chiếc quần chíp mới mà bạn đem giặt bị phai màu thì tốt nhất đừng mặc, nó sẽ khiến "cô bé" khóc thét lên đấy.
2. Chất liệu vải tổng hợp
Chất liệu tổng hợp không phải là điều mà "cô bé" mong đợi. Bởi vì nó rất khó thấm hút, bí bách, ẩm ướt nên vi khuẩn rất dễ sinh sôi, di chuyển. Chúng không chỉ gây nên các loại bệnh phụ khoa mà còn bị "bốc mùi" rất khó chịu.
Vậy mặc quần chíp nên chọn loại vải gì ư? Các cô gái nên chọn vải cotton, vải sợi bông... Nhưng loại quần có xuất xứ từ thiên nhiên sẽ an toàn cho vùng kín, thấm hút tốt và khô thoáng nhanh.
3. Quần chíp chật
Một chiếc quần chíp chật không chỉ gây khó khăn cho thận làm việc, việc di chuyển gặp khó khăn mà còn đe doạ "tam giác vàng". Việc thường xuyên bị cọ xát sẽ khiến vùng nhạy cảm bị tổn thương, gây đau rát hoặc tạo nên mùi khó chịu. Mặt khác nó sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát tán, gây ngứa ngáy - gây viêm.
Nếu bạn không biết làm thế nào để chọn một chiếc quần vừa vặn với mình thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của mẹ, của chị gái mình nhé.
Quần chíp chật khiến cô bé dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
4. Không biết cách giặt
Nếu hàng ngày bạn vẫn vứt quần chíp vào máy và giặt chung với tất cả mọi người trong gia đình thì ngay hôm nay hãy dừng việc này lại. Vi khuẩn trên quần áo chíp của người khác có thể vẫn tồn tại và sẽ di chuyển nơi cư trú sang đồ của bạn. Có những loại vi khuẩn mà trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ thường không thể tiêu diệt được chúng. Khi bạn mặc vào sẽ bị nhiễm bệnh.
Bởi vậy hãy lọc riêng đồ chíp của bạn ra, giặt riêng, phơi ở nơi khô thoáng nhé.
5. Mặc quần chíp khi ngủ
Ban đêm là thời gian tốt nhất để cơ thể được thư giãn, phục hồi. Đi ngủ vẫn mặc đồ lót có thể khiến cản trở máu lưu thông. Việc mặc quần lót đi ngủ còn dễ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, hãy để vùng kín được thoáng mát trong giấc ngủ sau cả một ngày dài bị gò bó con gái nhé.
6. Sấy khô quần chíp bằng máy
Mùa mưa hoặc mùa đông khiến quần chíp hay bị ẩm ướt, trong tình huống khẩn cấp nào đó để có đồ mặc thì bạn tiện tay dùng máy sấy để sấy khô. Việc làm này tưởng như vô hại nhưng lại hại "không tưởng". Vì việc sấy khô này sẽ làm mất tính đàn hồi của quần và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu còn lựa chọn khác thì bạn đừng dại dột mặc quần lót sấy khô nhé.
Hãy luôn để cho mình một vài chiếc quần lót dự trữ để khi cần kíp còn có để dùng.
7. Không chịu thay quần mới
Bao lâu thì bạn thay quần chíp mới? Phải chăng đến khi nó rách hoặt quá nhầu nhĩ? Thật ra khi bạn nhận thấy chiếc quần của mình bị mất độ đàn hồi, có mùi hôi do dùng quá lâu... thì bạn không nên dùng chúng nữa. 6 tháng hoặc một năm bạn nên thay quần chíp mới để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình nhé. Nếu vì bạn tiếc tiền và nghĩ dùng quần hết "date" cũng không sao thì bạn sẽ phải hối hận vì những chứng bệnh sau này đấy.
Linh Huyền