Bài học của cụ bà qua việc nộp phế liệu

Chu Hải
Trước khi nghỉ hè, nhà trường yêu cầu các lớp làm kế hoạch nhỏ bằng cách thu gom kim loại phế liệu. Mọi người háo hức về nhà nhờ bố mẹ tìm các vật dụng đã hỏng trong nhà để mang đến trường nộp.

Tolia vừa đi vừa kéo chiếc giường xếp bằng sắt đã hỏng thì gặp Masha đang đẩy một cái mỏ neo cũ đã gỉ. Tolia nói:

- Cái giường của tớ cân nặng hơn nhiều cái mỏ neo dở hơi của cậu. Vì vậy, tớ thu thập, đóng góp được nhiều hơn cậu.

Masha trả lời:

- Chưa biết được thế nào. Mỏ neo của tớ đặc, còn giường của cậu rỗng.

Tolia dừng lại, nhìn sang bạn tỏ vẻ không hiểu:

- Thế nghĩa là sao?

- Rất đơn giản: Mỏ neo của tớ rắn chắc, còn giường của cậu thì không.

- Vớ vẩn! - Tolia phản đối - Chẳng lẽ nó rỗng giống một quả bóng à?

- Nó không phải là một quả bóng - Masha đáp - Nhưng nó vẫn rỗng. Những thanh sắt kia rỗng ruột. Còn mỏ neo bên trong đặc hoàn toàn. Thế đấy!

- Cái mỏ neo bé tẹo! - Tolia nói.

- Bé nhưng cân nặng. Còn cái giường to xác nhưng nhẹ tênh! - Masha tỏ ra cũng không vừa.

- Cái giường là cái giường hoàn chỉnh, cái mỏ neo chỉ là một phần của chiếc tàu thủy hỏng! - Tolia lý luận.

- Tớ không quan tâm. Tớ chỉ cần biết cân nặng hơn là hoàn thành kế hoạch nhỏ tốt hơn thôi - Masha nói rồi mím môi đẩy chiếc mỏ neo.

- Nhưng đã cân đâu. Chắc chắn cái giường to gấp 3 lần cái mỏ neo thì sẽ nặng gấp 3, nghĩa là tớ hoàn thành nhiệm vụ gấp 3 lần cậu - Tolia vừa kéo lê chiếc giường vừa cười đắc thắng.

Ảnh minh họa.

Hai đứa cứ đang vừa đi vừa cãi nhau thì có một bà cụ đi ngang qua. Bà thấy như vậy và hỏi:

- Các cháu mang đồ đi đâu đấy?

- Bọn cháu tới trường nộp phế liệu ạ - Masha nhanh nhẩu.

- Sao các cháu không đặt cái mỏ neo lên trên giường rồi cùng nhau kéo đến trường nhỉ?

Tolia liền phản đối:

- Nhưng cái giường là phế liệu của cháu ạ.

Masha tiếp lời:

- Còn cái mỏ neo là phế liệu của cháu mà.

- Ồ, bà nghĩ phế liệu thì chẳng phải của riêng ai. Thu gom để sự dụng chung các cháu ạ.

Cả Tolia và Masha tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng khi hiểu ra thì ngay lập tức làm theo lời bà cụ và không cãi nhau nữa.

HIỀN NGA (dịch)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bài học của cụ bà qua việc nộp phế liệu tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sáng Tác khác

Sách - người bạn tuyệt vời của nhân loại

Tôi là Trần Nhật Ánh, một học sinh ưu tú lớp 11A1, trường THPT Nắng Mai. Nổi tiếng với cái tên “Nữ hoàng học tập” với các thành tích và điểm số vượt trội nhưng tôi lúc nào cũng cảm thấy không được vui.

Đừng sống an nhàn khi còn trẻ

Như tiêu đề đã nói, hôm nay mình muốn trình bày cho mọi người biết những tâm tư, suy nghĩ của bản thân về sự trưởng thành là như thế nào, qua cuốn sách “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ” của nhà văn Cảnh Thiên.

Sen về trên phố

Sen xưa nay vẫn mang trong mình vẻ đẹp kiêu hãnh. Không chỉ bởi vì sắc, vì hương như những gì chúng ta vẫn nghĩ về một loài hoa, mà sen đẹp từ chính nơi sen bắt đầu.

Xin đừng làm mẹ khóc

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó.