Bạn đã hiểu về quyền sở hữu trí tuệ và chống đạo văn?

ngochiep
Chương trình Ngữ văn mới do Bộ GD&ĐT công bố có nhiều yêu cầu mới, rất cao so với khả năng học sinh. Một trong những yêu cầu đó là “có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và chống đạo văn”.

Theo Bộ GD&ĐT, chương trình ngữ văn mới (sẽ thay thế chương trình hiện hành trong vài năm tới), được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại.

Nét mới nổi bật của chương trình mới là lấy các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán. Trong khi chương trình hiện hành chủ yếu hướng đến yêu cầu tạo lập văn bản viết, chưa thực sự sát với thực tiễn cuộc sống.

Chương trình mới có nhiều yêu cầu mới, rất cao.

Cụ thể, bậc THPT có mục tiêu giúp HS “có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu”. Chương trình cũng đặt ra mục tiêu: “HS có kĩ năng viết, bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng theo cách sáng tạo… có được khả năng đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn, nhờ đó đề xuất được các giải pháp phù hợp với bối cảnh”.

Ở bậc THCS, yêu cầu: “HS phải biết viết đúng quy trình, biết cách tìm tài liệu để đáp ứng yêu cầu viết văn bản; biết cách tạo lập và trình bày các văn bản điện tử thông dụng; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích dẫn văn bản của người khác”.

HS THPT được yêu cầu về kỹ năng viết: “Về văn bản thuyết minh, chương trình chủ yếu yêu cầu viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu có những quy ước theo thông lệ; biết kết hợp thuyết minh với các yếu tố nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm khi cần; kết hợp các thông tin khách quan với cách nhìn nhận, đánh giá mang dấu ấn cá nhân của người viết. Biết cách tạo lập và trình bày các văn bản điện tử với yêu cầu cao hơn cấp THCS về nội dung và hình thức thể hiện; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và chống đạo văn”.

Một giáo viên THPT ở Nghệ An, chia sẻ: “Những yêu cầu nói trên, là rất tốt, nhưng theo tôi ngay cả áp dụng đối với đội ngũ giáo viên, nhiều người vẫn chưa đạt được, huống chi là đối với HS”.

Ở nhiều địa phương, qua các đợt viết “sáng kiến kinh nghiệm”, đã phát hiện nhiều giáo viên copy sản phẩm của người khác, “xào xáo” rồi đem nộp, nhiều người đã bị kỷ luật. “Nói về tình trạng đạo văn, vi phạm bản quyền, thì giáo viên còn vi phạm nhiều, như vậy rất khó để giáo dục HS”, nhà giáo nói trên trao đổi.

Theo Lao Động

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn đã hiểu về quyền sở hữu trí tuệ và chống đạo văn? tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.