Bánh gối giòn rụm cho ngày cuối tuần se lạnh

quochoi
Bánh gối giòn tan với lớp nhân có hương vị đậm đà, rất thích hợp cho ngày cuối tuần.

Nguyên liệu phần vỏ: 500 gram bột mỳ đa dụng, 1,5 gram men nở (không có men nở có thể bỏ qua bước này) tương đương nửa thìa cà phê, trứng gà 2 quả, 220 ml sữa tươi loại ít đường, 50 gram bơ nhạt hoặc mặn, có thể thay thế bằng 50ml dầu ăn, 1/2 thìa cà phê muối.

Nguyên liệu phần nhân: 4-5 cái mộc nhĩ, một nắm miến dong, 1/2 củ đậu hoặc xu hào, 200 gram thịt lợn xay, 1/2 củ hành tây, bột nêm, hạt tiêu, trứng cút hoặc trứng gà, hành tím.

Hướng dẫn cách làm: Xu hào hoặc củ đậu bào sợi cắt nhỏ (nếu dùng củ đậu thì vắt bớt nước), trứng cút hoặc trứng gà luộc chín bóc vỏ (nếu là trứng cút có thể cắt làm đôi hoặc để cả quả,trứng gà cắt làm tư). Mộc nhĩ ngâm nở thái sợi nhỏ, miến ngâm nở cắt nhỏ, hành tây gọt vỏ thái nhỏ, kiểu hạt lựu.

Phi thơm hành tím, cho 200 gram thịt lợn xay vào xào, cho một thìa bột nêm đảo đều, sau đó bạn chút hành tây vào xào cùng. Mình chỉ xào thịt và hành tây, các loại nhân khác vẫn giữ nguyên không xào chung để giữ độ ngọt. Sau đó trộn đều thịt với các nguyên liệu khác: mộc nhĩ, miến, củ đậu hoặc xu hào, thêm một thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu.

Bột sau khi để 30 phút bạn mang ra tạo hình, dùng cây cán bột cán mỏng (nếu bạn nào không có cây cán bột có thể dùng một cái chai để cán mỏng nhé). Rắc bột áo là bột mỳ khô để chống dính (nhớ lúc nhồi bột để lại chút bột mỳ khô), cán bột mỏng sau đó lấy một cái ăn cơm hoặc bát to hơn bát ăn cơm chút, ấn xuống làm khuôn thành hình tròn.

Bạn cứ làm lần lượt cho đến hết bột, cứ mỗi lần cắt xong nên thoa mỏng lớp bột mỳ chống dính, nhớ là ít thôi nhé không vỏ bánh sẽ bị khô. Đập một quả trứng gà, chỉ lấy lòng đỏ ra bát, đánh tan và chuẩn bị sẵn chổi để quết, không có chổi dùng ta có thể đeo bao tay giữ vệ sinh.

 

Bạn xếp vỏ bánh, quét một lớp mỏng lòng đỏ trứng gà quanh mép vỏ bánh gối, cho phần nhân vào giữa, rồi đặt miếng trứng cút vào, từ từ gấp mép bánh lại và tạo hình gập thành nếp.

Chú ý căn lượng nhân vừa đủ, tránh cho quá nhiều.

Đổ dầu ra chảo nhỏ hoặc nồi có đế dầy nhưng nhỏ để tiết kiệm dầu, chiên bánh ngập dầu và lửa vừa. Bạn nên chiên bánh thành 2 lần, lần một chiên khi bánh vừa chín không được chín vàng, lần lượt cho đến hết. Lần hai ăn đến đâu chiên lại đến đó cho vàng ruộm, cắt bánh ăn kèm dưa góp và nước chấm, rau sống.

Bánh thành phẩm sau khi đã hoàn thành.

Lưu ý: Nếu bạn thích vỏ giòn mỏng thì có thể làm vỏ theo cách này: dùng hỗn hợp gồm có 250 gram bột mỳ, 40 gram bột nếp, 120 ml nước, 30 gram dầu ăn, một ít bột nghệ.

Quốc Hội (Tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bánh gối giòn rụm cho ngày cuối tuần se lạnh tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...