Bảo vệ thính giác an toàn trước những tiếng hò hét vang dội trong mùa bóng lăn

Huệ Anh
Suy giảm thính giác là căn bệnh không thể chữa lành. Điều đó có nghĩa là, nếu nghe âm thanh cao hơn 85dB liên tục trong một thời gian dài thì bạn có nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.

Thời gian gần đây, giải bóng đá AFF Suzuki Cup 2018 đã mang tới cho người hâm mộ những giây phút hưng phấn đỉnh cao cùng môn thể thao vua. Người người cổ vũ, nhà nhà ăn mừng khi đội tuyển Việt Nam từng bước đặt chân vào vòng chung kết.

Đó là sân vận động Mỹ Đình rực cháy với cờ đỏ sao vàng và tiếng trống, tiếng kèn hoà cùng tiếng hò reo chiến thắng. Đó là “chảo lửa” Bukit Jalil (Malaysia) rền vang âm thanh cổ động trong suốt trận đấu căng thẳng. Nhưng, bạn phải tuyệt đối giữ an toàn âm thanh để đôi tai mình có thể hoạt động bình thường sau mùa bóng lăn

Tiếng ồn ở SVĐ vượt ngưỡng âm thanh con người chịu được

Khoa học đã chứng minh rằng, cường độ âm thanh từ 85dB trở lên được xem là vượt ngưỡng gây hại cho con người. Chúng ta có thể “sống chung” được với tiếng tủ lạnh chạy (60dB), âm thanh trong xe ô tô (70dB), máy hút bụi (75dB),...

Dạng mái vòm của SVĐ Bukit Jalil khiến âm thanh cổ vũ bị dội lại chính CĐV ngồi dưới

Trong khi đó, tiếng cổ vũ của các vận động viên tại sân vận động có thể tạo ra âm thanh lên tới hơn 100dB, trong đó sân vận động Bukit Jalil đạt tới ngưỡng 117dB và trở thành sân vận động “ồn ào” nhất Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta chịu đựng cường độ âm thanh này liên tục trong toàn trận đấu thì thính giác chắc chắn sẽ bị suy giảm.

Tổn hại thính giác là tổn hại vĩnh viễn

Trừ trường hợp điếc do thủng màng nhỉ thì các tổn hại về thính giác khác về cơ bản không thể hồi phục. Nguyên nhân là do chúng có liên quan tới cơ chế cảm nhận âm thanh của các tế bào lông.

Mỗi ốc tai của con người có khoảng 15.000 tế bào lông, có vai trò cảm nhận và định vị sóng âm thanh. Khi các sóng âm chạm đến, tế bào lông sẽ rung động và truyền dần tới màng nhĩ để chúng ta nhận biết được âm thanh đó. Tuy nhiên, chúng lại cực kỳ mong manh, dễ bị tổn thương theo thời gian hoặc gặp “đối thủ” âm thanh quá lớn.

Giữ an toàn cho đôi tai trong mùa bóng lăn

Giải pháp tốt nhất đó là sử dụng thiết bị che chắn cho tai như nút chống ồn (earplugs) hoặc đi xa những nơi ồn ào. Tất nhiên, cách thứ 2 có phần nhàm chán vì chẳng ai muốn ngồi cổ vũ một mình một góc. Đối với nút chống ồn, chúng có thể hạ bớt cường độ âm thanh mà chúng ta phải tiếp xúc. Tuỳ theo thương hiệu, chất lượng mà nó có thể hạ được khoảng 25 – 40dB.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ thính giác an toàn trước những tiếng hò hét vang dội trong mùa bóng lăn tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.

Khi đói cần tránh ăn những loại quả nào?

Trái cây là món quà của thiên nhiên dành cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc chọn lựa thời điểm ăn trái cây cũng quan trọng không kém việc chọn loại trái cây nào phù hợp với cơ địa của mỗi người.