Bất ngờ với thời điểm mà con người bắt đầu biết cách nói dối

Minh Hồng
Bạn có nhớ lần đầu tiên mình nói dối là khi nào không? Thực tế tất cả chúng ta đều đến độ tuổi này là sẽ biết nói dối rồi.

Nói dối là nói không đúng sự thật nhằm mục đích nào đó, thường là có lợi cho bản thân. Thực tế thì không phải lúc nào lời nói dối cũng xấu nhưng chẳng ai thích mình bị người khác lừa dối cả.

Hầu như ai cũng đã từng nói dối một lần trong đời, câu hỏi đặt ra là từ khi nào con người biết nói dối? Việc nói dối ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta ra sao?

Hóa ra đây là thời điểm mà chúng ta bắt đầu biết cách nói dối - Ảnh 1
Câu chuyện "Cậu bé nói dối" rất quen thuộc với chúng ta rồi đúng không?

Câu trả lời sẽ khiến bạn khá sốc đấy, chúng ta bắt đầu hình thành khả năng nói dối từ năm 2 tuổi – gần như cùng lúc với thời điểm biết nói. Theo ông Joshue Greene, nhà thần kinh học thuộc Đại học Harvard, ở lứa tuổi lên 2 - 3, phần thùy trán bên (frontal pariteal cortex) chịu trách nhiệm cho những hoạt động phức tạp đã phát triển khá hoàn thiện.

Khi đó, với việc kích hoạt những hành động như nói dối, vùng não bộ này sẽ được tưới máu và nuôi dưỡng nhiều hơn cả.

Cũng từ đây, khi việc nói dối đã được thực thi, phần não bộ của những người có hành vi này sẽ bị ảnh hưởng. Và kết quả là những người này có xu hướng nói dối dễ dàng và nhiều hơn những người khác.

Hóa ra đây là thời điểm mà chúng ta bắt đầu biết cách nói dối - Ảnh 2

Năm 2016, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Neuroscience của nhà tâm lý học người Hà Lan - Ariely và cộng sự đã cho thấy: Khi một người bắt đầu có hành động nói dối, hạch hạnh nhân (amygdala) ở não bộ sẽ kích hoạt.

Một loạt cảm xúc theo sau hành động này như sợ hãi, lo lắng, tội lỗi – nhất là khi đang nói dối. Khi rơi vào trường hợp được yêu cầu phải thắng thật nhiều các trò chơi (kể cả gian lận), tín hiệu ở vùng hạch hạnh nhân giảm kích thích hơn hẳn, cảm giác tội lỗi lúc trước vơi đi ít nhiều.

Hóa ra đây là thời điểm mà chúng ta bắt đầu biết cách nói dối - Ảnh 3

“Nếu một người được có nhiều cơ hội để nói dối, nhằm đạt được mưu cầu cho bản thân, họ sẽ bắt đầu từ những lời nhỏ nhặt, và sự dối lừa ngày một xuất hiện nhiều hơn" - Tali Sharot, nhà tâm thần học về nhận thức con người thuộc Đại học London cho biết.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bất ngờ với thời điểm mà con người bắt đầu biết cách nói dối tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.