Bóng bay bay đến độ cao nào thì vỡ tung – câu hỏi nhiều bạn thắc mắc giờ đã được giải đáp rồi đây

Minh Hồng
Nhìn bóng bay cao mãi có khi khuất tầm nhìn nhưng chúng có thể bay đến độ cao nào?

Bóng bay là món đồ chơi rất nhiều bạn thích, quả bóng bay được dùng trong lễ khai giảng, tốt nghiệp hoặc các sự kiện quan trọng ở trường. Khi thả bóng bay, bạn đã từng mơ ước điều gì đó chưa và từng thắc mắc quả bóng mang theo ước mơ của mình sẽ bay về đâu?

Bóng bay bay đến độ cao nào thì vỡ tung – câu hỏi nhiều bạn thắc mắc giờ đã được giải đáp rồi đây - Ảnh 1

Sở dĩ quả bóng có thể bay được là nhờ khi heli – loại khí có trọng lực nhỏ hơn trọng lực của không khí và chính lực nâng của không khí. Thế nhưng càng lên cao, không khí càng loãng, đến một lúc, lực nâng không còn chiến thắng được trọng lực nữa và bóng sẽ ngừng bay. Chưa kể, bong bóng còn chịu một số tác động khác khiến nó vỡ tung trước khi rơi xuống mặt đất.

Cụ thể quá trình vỡ của bóng như sau: Càng lên cao thì không khí bên ngoài quả bóng càng loãng, trong khi mật độ bên trong vẫn giữ nguyên. Kết quả là bong bóng chịu áp lực từ bên trong nhiều hơn bên ngoài.

Bóng bay bay đến độ cao nào thì vỡ tung – câu hỏi nhiều bạn thắc mắc giờ đã được giải đáp rồi đây - Ảnh 2

Nếu bong bóng làm từ chất liệu co giãn được, nó sẽ “phình” ra để giảm bớt áp lực bên trong. Nhưng đáng tiếc là bong bóng chỉ to ra về kích thước chứ khí heli đâu có nhiều thêm! Kết quả, lực nâng của bóng sẽ tăng, còn trọng lực thì không đổi nên quả bóng vẫn có thể... bay tiếp.

Tuy nhiên, quá trình đối nghịch giữa "khí trong - khí ngoài" của quả bóng lại tiếp tục xảy ra. Cứ như vậy cho đến một lúc vỏ quả bóng hết chịu nổi thì nó sẽ vỡ tung.

Nếu bóng có độ co giãn tốt thì có thể bay cao hơn, trung bình từ 8 đến 10km. Thậm chí loại bóng dùng để đo cảm biến thời tiết có thể bay lên tới 20 - 30km trước khi vỡ.

Bóng bay bay đến độ cao nào thì vỡ tung – câu hỏi nhiều bạn thắc mắc giờ đã được giải đáp rồi đây - Ảnh 3

Sau khi vỡ và rơi xuống đất, bong bóng sẽ mất từ 6 tháng đến 4 năm mới có thể phân hủy. Nếu rơi xuống nước, thời gian phân hủy thậm chí còn lâu hơn. 

Chưa kể, nhiều tác hại về môi trường xảy ra khi những quả bóng bay rơi xuống đất hay đại dương. Chẳng hạn, nếu chúng rơi xuống biển, sinh vật biển ăn nhầm có thể bị tắc ruột, không hấp thụ được thức ăn và chết dần một cách đau đớn. Thêm nữa, sợi dây cột phía dưới quả bóng có thể làm rùa biển mắc kẹt, khiến nó không thể đi kiếm mồi hay chạy trốn kẻ thù.

Vậy nên, dù rất đẹp và thơ mộng nhưng chúng mình cũng nên hạn chế thả bong bóng để bảo vệ môi trường và Trái đất thân yêu nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.