Cẩn trọng khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12

Thúy Quỳnh
Trong các chất dinh dưỡng thì Vitamin B12 là một trong loại dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Vậy, nếu cơ thể thiếu hụt B12 sẽ có những biểu hiện như thế nào?

Chức năng chính của vitamin B12 - nó giúp trong cấu trúc của DNA, đóng vai trò như là một loại trung tâm năng lượng. Vitamin B12 giữ sức khỏe của hệ thần kinh và các tế bào máu, cung cấp oxy cho các cơ và các cơ quan, quy định sự trao đổi chất.

Thiếu vitamin B12 có thể làm giảm năng lượng, giảm tâm trạng, dẫn đến trầm cảm, phá vỡ sự trao đổi chất. Thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở những người ăn chay trường do những thực phẩm giàu vitamin B12 có nguồn gốc từ động vật, và ở những người có vấn đề về ruột (viêm ruột mãn tính hoặc hội chứng ruột kích thích).

Những người bị bệnh celiac (không dung nạp gluten) và ợ nóng rơi vào nhóm có nguy cơ cao: thuốc họ uống chặn sản sinh dịch dạ dày và phá vỡ việc tổng hợp B12 từ thức ăn.

Những biểu hiện khi cơ thể thiếu hụt Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 làm trầm trọng tình trạng kết nối thần kinh và quá trình phân phối oxy đến não. Theo thời gian, mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy rằng tâm trí của mình hơi mờ, và bắt đầu thường xuyên quên những điều bình thường: ví dụ như liệu mình có đóng cửa trong căn hộ hay đang để điện thoại trong túi nào. Các triệu chứng như vậy có thể nhanh chóng tiến triển: ở một số người dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Bạn không còn cảm thấy mùi vị của thức ăn

Trạng thái dừng dây thần kinh lưỡi phụ thuộc vào lượng vitamin B12 trong cơ thể. Trong trường hợp này, sự thiếu hụt sẽ dẫn đến vị giác sẽ ngừng hoạt động. Nếu việc thiếu vitamin nghiêm trọng sẽ có thể dẫn tới các thụ thể có thể không nhận ra thức ăn cay.

Bạn cảm thấy yếu ở chân

Sự thiếu hụt lượng vitamin B12 cần thiết có thể dẫn tới cảm giác yếu ở chân và ngứa ran ở các ngón tay. Nếu bạn bỏ qua các biểu hiện thường xuyên này, nó có thể dẫn đến mãn tính.

Bạn thường cảm thấy chóng mặt

Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của tủy sống - điều này dẫn đến chóng mặt và thậm chí ngất xỉu. Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng như vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ ngay lập tức để không làm nặng thêm tình trạng này.

Bạn cảm thấy chán nản

Thiếu hụt vitamin B12 ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất các hormone quan trọng như serotonin và dopamine. Điều tương tự xảy ra với các hoóc môn gây ra trầm cảm. Nếu tâm trạng của bạn thường không tốt, hãy chú ý đến chế độ ăn uống và cần thăm khám ở bác sĩ.

Nguy hại khi cơ thể thiếu hụt Vitamin B12

Nhu cầu B12 hàng ngày theo RDA (khẩu phần dinh dưỡng khuyến khích) là 2mcg cho nam và nữ trưởng thành. Phụ nữ có thai và cho con bú thì 2,2mcg.

B12 được hấp thu qua thức ăn nhờ một yếu tố nội tại chống thiếu máu của dịch vị là gastromucoprotein, nếu thiếu yếu tố này B12 sẽ bị đào thải, do đó trong điều trị người ta thường dùng B12 dạng thuốc tiêm.

Nhân dân thường gọi vitamin là thuốc bổ, vì cơ thể cần có chúng mới duy trì được sức khỏe, nếu thiếu một vitamin nào đó dễ phát sinh bệnh tật. Với B12 cũng vậy, hầu hết thiếu B12 ở người là do kém hấp thu B12, do thiếu yếu tố nội tại, hay giảm hoặc mất chức năng hấp thu đặc hiệu của đoạn cuối ruột non. Những người dễ bị thiếu B12 gồm:

+ Những người ăn chay trường diễn hoàn toàn không ăn thực phẩm nguồn gốc động vật.

+ Những người bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày.

+ Người có bệnh ở ruột non, phần ruột bệnh bao gồm cả phần cuối ruột non như bệnh Sprue, bệnh viêm ruột vùng, đã cắt đoạn ruột hoặc nối tắc ruột.

Nếu thiếu B12  sẽ rối loạn sản xuất máu ở tuỷ xương, dẫn đến thiếu máu nguyên bào khổng lồ do hồng cầu không trưởng thành được. Người bệnh xanh xao, dễ mệt yếu, ăn mất ngon, hay hồi hộp "đánh trống ngực", đau đầu, khó thở... Ngoài ra, còn có các biểu hiện về thần kinh như dị cảm (cảm giác tê dần, buồn buồn như kiến bò), giảm cảm giác vị thế (chứng thất điều, đi đứng xiêu vẹo), khả năng trí óc giảm, hạ huyết áp tư thế đứng...

Minh Phương (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cẩn trọng khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Ưu và nhược điểm của nước ép trái cây với trẻ em

Nước ép trái cây là một lựa chọn đồ uống lành mạnh khi so sánh với nước ngọt có đường. Loại nước uống này giàu chất dinh dưỡng. Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất phytochemical giống như trái cây nguyên quả.

Những loại trái cây, rau củ nên ăn cả vỏ

Nhiều loại trái cây, rau củ không chỉ giàu dinh dưỡng ở phần ruột mà còn có vỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Michelle Routhenstein, tận dụng vỏ không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giảm lãng phí thực phẩm. Dưới đây là 6 loại bạn nên cân nhắc ăn cả vỏ:

Bí kíp cho bữa sáng siêu ngon, siêu khỏe dành cho bạn nhỏ

Bữa sáng chính là "siêu năng lượng" để bắt đầu một ngày mới thật vui và học tập thật tốt. Ăn sáng không chỉ giúp khỏe mạnh mà còn giúp đầu óc tỉnh táo, học gì cũng nhanh nhớ. Cùng khám phá những món ăn sáng ngon lành, bổ dưỡng dưới đây nhé!

Chăm sóc sức khỏe toàn diện từ dầu gấc Vinaga-DHA

Ngoài tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, sáng mắt, dầu gấc được bổ sung DHA còn giúp bổ não, tăng cường trí nhớ. Đây là lợi ích cho sức khỏe mà dòng sản phẩm dầu gấc viên nang Vinaga-DHA hướng tới nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Lợi ích bất ngờ từ Mứt vỏ bưởi

Trong văn hóa Việt Nam, mứt Tết không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang ý nghĩa tâm linh, được dùng để lễ cúng gia tiên, thể hiện lòng biết ơn và mong ước một năm mới thịnh vượng.