Chia sẻ của bác sĩ trong điều trị viêm phổi

Thúy Quỳnh
Trong những ngày thời tiết chuyển lạnh tình trạng các bạn và người lớn bị viêm phổi ngày càng gia tăng. Dưới đây là một số những lưu ý của các bác sĩ trong việc điều trị viêm phổi.

VnExpress đưa tin, theo Phó Giáo sư Trần Văn Ngọc - Trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM cho biết: "Viêm phổi tại Việt Nam đang ngày càng khó điều trị do tình trạng kháng thuốc gia tăng. Vi khuẩn S.pneumonia là một trong những tác nhân chính gây viêm phổi tại Việt Nam. Song theo nghiên cứu năm 2013, có 75,5% S.pneumonia đa kháng thuốc, tức là chống lại 3 nhóm kháng sinh trở lên".

Phó Giáo sư Trần Văn Ngọc cũng cho biết thêm, viêm phổi do vi khuẩn đa kháng thuốc hiện là gánh nặng toàn cầu gây tỷ lệ tử vong cao, gia tăng thời gian nằm viện và chi phí điều trị gấp nhiều lần. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ quay lại thời kỳ chưa có kháng sinh, vì thiếu kháng sinh hiệu quả, ngay cả trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn thông thường.

Viêm phổi xảy ra khi các loại vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng phổi và có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh khác nhau, tùy thuộc vào loại vi trùng gây bệnh, song thường bắt đầu bằng các cơn ho và sốt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kháng thuốc có thể gặp ở bất kỳ ai, mọi độ tuổi, mọi quốc gia. Bệnh nhân tự ý dùng kháng sinh không kê toa, hoặc bác sĩ kê toa quá mức, là hai nguyên nhân hàng đầu gây kháng thuốc.

"Người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi bị ho dai dẳng, khó thở, đau ngực, sốt không rõ nguyên nhân. Quan trọng là không được tự ý sử dụng kháng sinh, cũng như không chia sẻ thuốc của mình cho người khác. Về phía bác sĩ, cần chỉ định hợp lý, tránh lạm dụng kháng sinh phổ rộng trong trường hợp chỉ cần dùng loại kháng sinh chuyên biệt", Phó Giáo sư Ngọc khuyến cáo.

Những điều cần biết về bệnh viêm phổi

Viêm phổi có nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

- Viêm phổi do nhiễm vi khuẩn: Phổ biến nhất là khuẩn Streptococcus pneumoniae nhưng một số vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm phổi.

- Viêm phổi do nhiễm virus: Có thể là hậu quả của virus hợp bào hô hấp (RSV) hoặc virus cúm dạng A và B.

- Viêm phổi do sặc: Do bệnh nhân hít phải thức ăn - có thể là chất lỏng hoặc rắn - vào phổi. Dạng viêm phổi này không lây.

- Viêm phổi mắc ở bệnh viện: Bệnh nhân tình cờ bị lây khi đến bệnh viện để điều trị bệnh khác.

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm phổi thường giống nhau dù có nguyên nhân khác nhau và bắt đầu tương tự như cảm hoặc cúm.

Tiếp theo đó là: sốt, ho kèm theo mủ hoặc đàm xanh, thở nông và thở gấp, run và ớn lạnh, đau thắt ngực, tim đập nhanh, mệt và yếu sức, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, đau cơ. Những triệu chứng này có thể ít nhiều khác biệt tùy theo từng dạng viêm phổi và tùy cá nhân.

Viêm phổi có thể xảy ra đối với mọi người nhưng dễ mắc phải và nguy hiểm hơn là bệnh nhân dưới 5 tuổi và hơn 65 tuổi. Những người mới bị cảm hoặc nhiễm cúm hay vừa được chữa ở đơn vị cấp cứu, dùng thuốc trị trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng, bị phơi nhiễm hóa chất, xơ nang, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh suyễn hoặc những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc viêm phổi hơn so với người bình thường.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chia sẻ của bác sĩ trong điều trị viêm phổi tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.