Nói lắp là một sự lặp lại, kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố gắng nói một từ hay một phần của một từ. Tật nói lắp thường xuất hiện khi trẻ lên 2-4 tuổi. Hầu hết bắt đầu trước khi trẻ 5 tuổi. Rất hiếm khi xảy ra lúc trẻ đã biết nói những cụm từ ngắn có ý nghĩa. Trong thực tế, trẻ nói lắp vẫn sử dụng được câu nói tuy mất thời gian. Trong đời sống, khoảng 5% trẻ có thể bị nói lắp chỉ trong vài tháng hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn rồi tự khỏi. Và nói lắp (cà lăm) có xu hướng xảy ra trong gia đình. Phần nhiều (khoảng 80 %) trẻ em nói lắp sẽ tự khỏi.
Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ nói lắp?
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về tật nói lắp nhưng chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh hay giải thích được nguyên nhân của tật này. Bởi vậy đã có nhiều giả thuyết về vấn đề này như sau:
Một số người cho rằng những trường hợp sinh khó phải dùng forceps hoặc với trẻ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng ngôn ngữ sẽ có ảnh hưởng nhất định lên khả năng ngôn ngữ.
Cũng có ý kiến cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một bệnh nào đó có thể đã gây tổn thương cho não trong đó có vùng ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ bị để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ sau khi điều trị khỏi bệnh viêm não, viêm màng não.
Nhiều ý kiến của các nhà khoa học lại cho rằng do một cú sốc tâm lý có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp, dù trước đó không có tật này. Dạng nói lắp do tâm lý có tỉ lệ rất hiếm trên thực tế.
Ngoài ra, trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của trẻ nhỏ cũng sẽ rất cao. Bắt chước người khác nói lắp hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp.
Theo Trí thức trẻ, biểu hiện của nói lắp ở trẻ là:
- Kiên nhẫn lắng nghe con nói, không lên giọng dạy bảo trẻ nói thế nào. Cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì khi trẻ đang bị cà lăm.
- Để cho con hoàn thành câu nói của nó, không làm con bị gián đoạn câu nói.
- Nhìn thẳng vào mắt con khi nó đang nói. Đừng giành nói trước câu nói hay suy nghĩ của con. Hãy để cho chính trẻ tự nói lên.
- Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy... con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”.
- Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu.
- Tại sao trẻ lên 2 tuổi thường bị nói lắp? Vì trẻ ở vào độ tuổi này bị hạn chế vốn từ vựng và kỹ năng cú pháp. Nên mới nghe, tưởng như trẻ nói lắp. Thực ra lúc ấy trẻ đang dò dẫm để thực hiện kỹ năng ngôn ngữ tốt. Trong trường hợp này cha mẹ sẽ thấy trẻ dần dần tiến bộ trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên nếu trẻ thực sự nói lắp, lâu dần sẽ trở thành tật nói lắp mãn tính. Nếu như trẻ đã nói lắp mãn tính, đây là một trường hợp mắc bệnh, cần phải điều trị lâu dài.
Duy Minh (tổng hợp)