Dù đây ăn trái cây sau bữa chính là thói quen của rất nhiều gia đình nhưng có ý kiến cho rằng điều này sẽ khiến trái cây mất đi một phần giá trị dinh dưỡng hoặc khiến chúng ta không không hấp thụ được tất cả các chất dinh dưỡng.
Một nguyên nhân khác nữa là khi trái cây trộn lẫn với thức ăn bạn vừa tiêu thụ và với dịch tiêu hóa, nó sẽ tạo thành một khối khó tiêu hóa. Vậy sự thực những điều này có đúng?
Theo tổ chức Produce for Better Health Foundation, không có giả thuyết nào trong số trên đúng cả. Hiện không có bằng chứng khoa học hiện đại nào ủng hộ lý thuyết này.
Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định không nên ăn trái cây sau bữa ăn. Ví dụ, nếu bạn bị chứng ợ nóng và ăn trái cây họ cam quýt sau bữa tối, nó có thể kích hoạt trào ngược axit, đặc biệt nếu bạn đi ngủ ngay sau đó.
Dạ dày của bạn như một kho chứa, nó chỉ tiêu hóa một lượng nhỏ thức ăn tại một thời điểm để cho phép ruột của bạn dễ dàng tiêu hóa. Ngoài ra, ruột non được thiết kế để hấp thụ càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt. Nó có chiều dài lên đến 6m, với hơn 30m2 diện tích hấp thụ.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ruột của bạn có khả năng hấp thụ gấp đôi lượng chất dinh dưỡng mà người bình thường tiêu thụ trong một ngày. Do đó dù bạn ăn hoa quả trước hay sau, hệ tiêu hóa đều có thể hấp thụ tốt.
Sự thật là bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng tuyệt vời để ăn trái cây. Không có bằng chứng nào cho thấy bạn nên tránh ăn trái cây vào buổi chiều hoặc trước hay sau bữa ăn.
Trái cây là thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng và có lợi cho việc giảm cân, có thể ăn suốt cả ngày.
Nếu bạn muốn giảm cân, bạn có thể ăn trái cây cùng hoặc ngay trước bữa ăn. Do trái cây chứa nhiều chất xơ, ăn nó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu và nạp ít calo hơn, từ đó giúp giảm cân.