Đây là đáp án cho câu hỏi: Có cần thiết phải rửa tay khi rời khỏi nhà vệ sinh không?

Huệ Anh
Một cuộc khảo sát mới đây đã tiết lộ một sự thật đáng sợ: chỉ có 67% người tham gia khảo sát rửa tay khi rời khỏi nhà vệ sinh.

Giáo sư Khoa học thực phẩm Don Schaffner nhận định: “Đây là một thói quen khôn ngoan mà bạn không nên bỏ qua. Dù bạn vào nhà vệ sinh làm gì thì khi đi ra nên nên rửa sạch tay”.

Vi khuẩn tồn tại rất lâu trong nhà tắm nên mỗi lần vào nhà vệ sinh là một lần “xâm nhập vào miền đất của mầm bệnh”. Vì thế, bạn luôn phải rửa tay bởi vì bất kỳ đồ vật nào trong nhà vệ sinh cũng là nơi ở của vi khuẩn.

Ông Michael Osterholm – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm của trường Đại học Minnesota chia sẻ với New York Times: “Nhiều người cho rằng, dùng giấy sau khi đi vệ sinh thì không cần phải rửa tay nhưng đó là điều sai lầm”.

Nhà vệ sinh công cộng lại càng chứa nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc.

Trong chất thải của người có các mầm bệnh như E.coli, Shigella, Streptococcus, viêm gan A và vô vàn các mầm bệnh khác. Nếu không rửa tay sạch sẽ, mầm bệnh có thể đi vào cơ thể theo đường miệng và trở thành thủ phạm gây ra ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng. Một loạt các vi khuẩn khác cũng được tìm thấy trong nhà vệ sinh như Staphylococcus, Staph,... cũng như trong bàn tay của những người tham gia khảo sát năm 2004.

Truyền thống tôn giáo luôn đề cao sự sạch sẽ thông qua nghi thức rửa tay trong suốt hàng ngàn năm qua. Nhưng mãi tới năm 1800, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ mới đề cập tới việc vệ sinh tay tốt để giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn.

Tiến sĩ Ignaz Semmelweis nhận thấy rằng, khi các bác sĩ và sinh viên y khoa xử lý tử thi trước khi chạm vào bệnh nhân trong khu thai sản, sẽ khiến nhiều bà mẹ bị sốt và thậm chí là tử vong. Tương tự như vậy, trong cuộc chiến tranh Crimean, y tá Florence Nightingale đã quyết định rửa tay và thực hiện các biện pháp vệ sinh khác tại bệnh viên và tỷ lệ tử vong đã giảm 2/3.

Rửa tay là thói quen cứu sống tính mạng mỗi người.

Theo Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có 525.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong bởi bệnh tiêu chảy. Nguôn lây bệnh chủ yếu là uống nước bẩn hoặc ăn thức ăn nhiễm bẩn (bị bẩn bởi tay có vi khuẩn) và lây từ người này sang người khác do vệ sinh kém.

Theo ước tính của Học viện y tế và y học nhiệt đới London, rửa tay sẽ giảm một nửa tỷ lệ tử vong do tiêu chảy và cứu sống được hơn 1 triệu người mỗi năm. Đồng thời cũng giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp lên tới 16%.

Cách rửa tay đúng cách được khuyến nghị bởi WHO.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đây là đáp án cho câu hỏi: Có cần thiết phải rửa tay khi rời khỏi nhà vệ sinh không? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam dịp đặc biệt để tôn vinh giá trị thiêng liêng của tổ ấm, lan tỏa thông điệp yêu thương và nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của gia đình trong sự phát triển bền vững.

5 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần kiểm soát tình trạng mỡ máu cao nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu tự nhiên, an toàn và dễ bổ sung vào thực đơn hàng ngày.