Đi tìm thời điểm phù hợp để học sinh tiếp cận với “bộ môn nhạy cảm” giáo dục giới tính

Huệ Anh
Đừng lo lắng mãi về chuyện “vẽ đường cho hươu chạy” bởi những “chú hươu non nớt” cần lắm một lộ trình chuẩn mực. Nếu không, chúng sẽ tự khám phá lối đi và rất dễ “quàng vào bụi rậm”.

Ở phần lớn các nước phương Đông, giáo dục giới tính thường bị dính mác là “bộ môn nhạy cảm” với cả nhà trường và các bậc cha mẹ. Trẻ em bị thiếu kiến thức về giới tính và tình dục trầm trọng nên đã để lại những câu chuyện đau lòng.

Nạn ấu dâm, lạm dụng tình dục đã trở thành một vấn nạn và bị cả xã hội lên án. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng các em đã bị khuyết đi một phần kiến thức, kỹ năng để có thể tự bảo vệ mình.

Các quốc gia phát triển giáo dục giới tính cho trẻ từ rất sớm

Từ năm 1942, Thuỵ Điển đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai các chương trình về giáo dục giới tính. Trong đó, giáo dục ngừa thai đã trở thành chương trình được công nhận trong trường học trên toàn quốc. Các bạn nhỏ ở đây được thầy cô dạy về kiến thức mang thai và sinh con từ khi 7 tuổi. Lên tới bậc trung học, các bạn học sinh sẽ được học về chức năng sinh lý của hai giới , phương pháp tự bảo vệ bản thân để không bị lạm dụng tình dục hoặc mang thai ngoài ý muốn.

Việc giáo dục giới tính ở Mỹ sẽ được phân chia theo các cấp học. Học sinh Tiểu học sẽ được nhà trường giới thiệu sơ lược về những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và sự khác biệt giữa còn trai và con gái. Ở cấp THCS và THPT, các bạn ấy sẽ được tìm hiểu sâu hơn về giới tính, tình dục, các bệnh truyền nhiễm, quá trình mang thai... Điều đặc biệt ở đây là giáo dục giới tính sẽ được kết hợp cùng với nội dung giáo dục tính người: Biết quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới.

Còn với Chính phủ nước Anh, "Khóa học Nhà nước" yêu cầu trẻ em phải được giáo dục giới tính khi còn mầm non. Pháp luật quy định rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc.

Tại quốc gia hoa tulip Hà Lan, giáo dục giới tính được đề cập thường xuyên ở các gia đình mỗi khi quây quần bên nhau. Bên cạnh đó, các bạn học sinh được học về tôn trọng người chuyển đổi giới tính, lưỡng tính, đồng tính từ bậc tiểu học. Đó là lý do vì sao Hà Lan còn là một trong những nước có tỉ lệ mang thai tuổi vị thành niên thấp nhất trên thế giới (khoảng 0,5%).

Trẻ cần được quan tâm mọi lúc, mọi nơi từ cả gia đình và nhà trường

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy độ tuổi cố định phải dạy trẻ về giáo dục giới tính. Tuy nhiên, trẻ em nên tiếp cận những kiến thức này càng sớm càng tốt để biết cách trân trọng cơ thể và bảo vệ bản thân mình. Đồng thời, vai trò của gia đình cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi bị xâm hại tình dục. Cha mẹ cần có sự sẻ chia thường xuyên để theo sát con cũng như kịp thời xử lý khi có chuyện xấu xảy đến.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đi tìm thời điểm phù hợp để học sinh tiếp cận với “bộ môn nhạy cảm” giáo dục giới tính tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.