Điều kiện để các thầy cô được phép dạy thêm

Chu Hải
Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên được phép dạy thêm nếu tuân thủ theo đúng các quy định.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2.

Theo nội dung khoản 1, Điều, 80 Nghị định 01/2021, pháp luật không cấm giáo viên thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, khoản 3, Điều 4, Thông tư 29/2024 quy định, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

Còn tại Điều 6, Thông tư 29/2024 quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đảm bảo:

Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Cùng với đó, tổ chức hoặc cá nhân dạy thêm bắt buộc công khai số lượng dạy thêm với từng môn theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm ngoài nhà trường cần đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Đồng thời, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, nguyên tắc dạy thêm giáo viên cần phải nhớ gồm:

Dạy thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên có nhu cầu, tự nguyện và được cha mẹ/người giám hộ đồng ý.

Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

Nội dung dạy thêm không trái luật Việt Nam, không mang định kiến sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội; không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục để đưa vào dạy thêm.

Phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, không ảnh hưởng tổ chức chương trình giáo dục của nhà trường, thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Thời lượng, thời gian, địa điểm, hình thức dạy thêm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe, phòng cháy, chữa cháy tại nơi tổ chức lớp dạy thêm.

Những trường hợp giáo viên không được dạy thêm

Tại Điều 4, Thông tư 29/2024/TT-BGDDT quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:

Không tổ chức dạy thêm học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Điều kiện để các thầy cô được phép dạy thêm tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Ngôi nhà đầu tiên đón Bác Hồ khi về Thủ đô

Trong những ngày cao trào của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Bác Hồ cùng các lãnh đạo Trung ương Đảng từ chiến khu Việt Bắc đã về Hà Nội và ở tại ngôi nhà nhỏ trong ngõ 319 phố An Dương Vương (quận Tây Hồ). Ngày nay, ngôi nhà được gìn giữ, bảo quản để giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống cách mạng.

Gieo chữ nơi đầu sóng

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, có những người thầy đã tình nguyện vượt muôn trùng sóng, mang “gùi chữ” đến với các em nhỏ ngoài đảo xa. Để rồi, được học chữ, được thấm nhuần tình yêu quê hương đất nước từ nơi đầu sóng, có những em nhỏ nơi đảo xa ấy, lại nuôi dưỡng ước mơ: “Mai này lớn lên, con sẽ làm cô giáo dạy học ở đảo Trường Sa”!

Vì sao tớ yêu Tết?

Tết là khoảng thời gian tuyệt vời, khác hẳn với những ngày thường trong năm. Thế nhưng, với mỗi người, Tết lại mang một ý nghĩa riêng thật đặc biệt. Cùng khám phá xem các “teen” thường làm gì vào dịp Tết và 1001 lý do vì sao các bạn ấy lại thích Tết nhé!

Tết ở nơi đầu sóng

Là người yêu biển đảo quê hương tha thiết và đã có nhiều dịp đến với Trường Sa, chú Trần Vũ Thành - Chủ tịch Hội Biển đảo Việt Nam có rất nhiều kỷ niệm gắn bó máu thịt với quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, mời các bạn cùng Nhi Đồng trò chuyện với chú Trần Vũ Thành và lắng nghe chú kể những câu chuyện đặc biệt về Tết nơi đầu sóng nhé!

Bố giữ biển trời - con giữ niềm tin yêu

Khi có bố là chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang canh giữ vùng biển trời biên cương của Tổ quốc, các bạn thiếu nhi vừa có niềm tự hào, vừa có nỗi nhớ thương khôn nguôi bởi bố thường xuyên vắng nhà ngay cả khi Tết đến, Xuân về