Đố bạn: sinh vật nào đang giữ ngôi vương trong “làng tốc độ”?

Minh Hồng
Để biết sinh vật nào là “vua tốc độ” trong giới động vật, chúng mình hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nhiều người cho rằng, ngôi vương trong “làng tốc độ” hiện nay là báo Geepa (gêpa) (tên khoa học là Acinonyx joyatus) vì tốc độ tối đa được ghi nhận ở loài này là 103 km/h. Báo geepa vượt qua các loài động vật khác, kể cả ngựa đua để đã giành danh hiệu “vua tốc độ” trong giới động vật trên cạn.

Giáo sư John Hutchinson chuyên về cơ sinh học tiến hóa tại Đại học Thú y Hoàng gia London (Anh quốc) lý giải: "Báo gêpa có thân hình lý tưởng để chạy trên cạn nhờ chiều dài chân, kích thước cơ bắp và sải chân dài. 

Hơn nữa, một mô hình nghiên cứu năm 2017 dựa trên 474 loài sinh vật biển và trên cạn, từ cá voi đến ruồi, đã chứng minh rằng tốc độ gắn liền với kích thước. Tốc độ tăng theo kích thước cho đến khi bạn đạt đến mức tối ưu. Ngoài mức tối ưu đó, các động vật lớn hơn sẽ chậm hơn vì chúng cần nhiều năng lượng hơn để tăng tốc".

Đố bạn: sinh vật nào đang giữ ngôi vương trong “làng tốc độ”? - Ảnh 1

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu  khác vào năm 2013 trên tạp chí Nature, báo Geepa chỉ là loài động vật nhanh nhất trên cạn với quãng đường ngắn. Bởi loài này chỉ săn mồi trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn. Chiến lược săn mồi của chúng thiên về tăng tốc và di chuyển rất nhanh trong phạm vi gần nhất. Xét về độ bền, sức chịu đựng của báo Geepa là có hạn.

Dù vậy, báo vẫn giữ ngôi vương trong số các loài động vật trên cạn vì các nhà khoa học chưa phát hiện ra đối thủ có tốc độ chạy cao hơn. Sau báo Geepa có thể kể đến linh dương Pronghorn (Antilocapra americana) ước tính chạy 97 km/h và có thể duy trì tốc độ 72 km/h.

Cuộc đua càng thêm gay cấn với sự xuất hiện của một số loài động vật biển và gia cầm. Theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness, chim ưng Peregrine (Falco peregrinus) có thể bay với tốc độ hơn 322 km/h. Còn thực tế, chúng có thể đạt tốc độ lên tới 563 km/h, mặc dù các nhà khoa học chưa chính thức ghi nhận con số này.

"Rất nhiều loài chim biết bay có thể di chuyển còn hơn báo Geepa", Giáo sư Hutchinson thông tin.

Đố bạn: sinh vật nào đang giữ ngôi vương trong “làng tốc độ”? - Ảnh 2

Dưới đại dương cũng vậy, có một danh sách những tay đua tốc độ đến bất ngờ. Cá cờ đen (Istiompax indica) có thể đạt tốc độ 129 km/h, cá kiếm (Xiphias happyius) và cá cờ (Istiophorus) có thể đạt tốc độ 97 km/h thậm chí là 109 km/h.

Như vậy, báo Geepa mặc dù xứng đáng có vị trí trong số những động vật nhanh nhất hành tinh, nhưng vẫn xếp sau một số loài sinh vật khác. 

Đố bạn: sinh vật nào đang giữ ngôi vương trong “làng tốc độ”? - Ảnh 3

Thực ra, tốc độ của các loài động vật mới dừng ở chỗ ước tính qua sự quan sát chứ chưa hề có sự chính xác tuyệt đối. Chỉ có tốc độ của ngựa đua, báo gêpa, chó săn xám và lạc đà đã được đo cẩn thận và lặp đi lặp lại. Cho nên, cuộc tranh luận về vị trí số một về tốc độ của các loài sinh vật vẫn chưa có hồi kết.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đố bạn: sinh vật nào đang giữ ngôi vương trong “làng tốc độ”? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?