Hiểu về tiền bạc, kỹ năng sống cực quan trọng

Nguyễn Hà
TS. Vũ Thu Hương (Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội) có những chia sẻ về vấn đề cho trẻ em tiếp cận sớm với tiền bạc.

Mới đây, trong chương trình “Mặt trời bé con”, cô bạn Bảo Ngọc khiến nhiều người lớn phải thán phục trước khả năng kinh doanh. Đặc biệt hơn khi mới 10 tuổi, cô có thể tự sắm điện thoại, laptop, hàng hiệu bằng chính doanh thu từ việc bán chè bưởi.

Bên cạnh những lời động viên, hâm mộ từ người lớn, cũng có nhiều ý kiến cho rằng kinh doanh từ nhỏ, cuộc sống xoay quanh đồng tiền dễ khiến Bảo Ngọc đi tới những hệ quả xấu.

Trước nhiều tranh cãi về việc có "nên cho trẻ sớm kiếm tiền hay không?", phóng viên báo Thiếu niên Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn cô Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Sư Phạm Hà Nội).

Với trẻ em tiền là "món đồ quyền lực"?

Cô Hương đã tiết lộ một con số có lẽ gây ngỡ ngàng cho các bậc phụ huynh: “Trẻ con lớp 3,4,5 thường hay tò mò về kinh tế và rất nhiều bạn đã trộm tiền của bố mẹ. Tỷ lệ này Khá cao. Trước mắt trẻ em là "món đồ quyền lực", có thể mua tất cả những gì mình muốn. Hoặc khi nhìn thấy bố mẹ cầm tiền có thể làm được mọi thứ. Với suy nghĩ của trẻ con sẽ không hiểu hết được vấn đề và có chút "đố kị" tại sao mình lại không được như vậy. Từ đó sẽ nảy sinh ý nghĩ trộm tiền và cho rằng mình cũng giống như bố mẹ cũng sẽ có quyền tiêu tiền như bố mẹ”.

Thế nhưng các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, hành động trộm tiền của ba mẹ ở độ tuổi nhỏ không hề xấu. Đó chỉ là sự tò mò với những ý nghĩ hồn nhiên của trẻ em.

Tìm hiểu về tiền là nhu cầu bình thường của trẻ em

Vì thế, cho trẻ em tiếp xúc với đồng tiền từ khi còn nhỏ là điều mà bất kỳ bố mẹ nào cần phải làm. Vậy độ tuổi nào cần dạy trẻ và hướng dẫn trẻ biết kiếm tiền ra sao?

Cô Vũ Thu Hương chia sẻ: “Tìm hiểu về tiền là một nhu cầu rất bình thường của trẻ, đặc biệt là trong một xã hội người ta sử dụng đồng tiền rất là nhiều, vì thế mà trẻ em cần có nhận thức đúng đắn về đồng tiền.

Bản thân tôi cũng dạy con cách sử dụng đồng tiền rất sớm. Và khi con đã có khả năng, biết cách sử dụng tiền thì tôi bắt đầu cho đi kiếm tiền.

Nhiều trường hợp các cháu không biết giá trị đồng tiền nên tiêu tiền một cách hoang phí, tôi cũng khuyên các phụ huynh cho các cháu đi kiếm tiền. Dần dần để con hiểu giá trị lao động. Khi bắt tay vào làm việc, trẻ em sẽ rất hiểu được sự vất vả để kiếm ra được đồng tiền và rất biết trân trọng, biết tính toán đồng tiền mà mình kiếm ra. Từ đó sẽ trân trọng sức lao động của bố mẹ.

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì pama nên dạy cách kiếm tiền

Dưới 5 tuổi: Độ tuổi này, cha mẹ có thể cho con làm quen với mặt của từng tờ tiền và kết hợp luôn cả việc học Toán. Khi mua sắm đồ đạc sinh hoạt hàng ngày, pama nên cho con mình đi theo và dạy cách lựa chọn sao cho tiết kiệm và hợp lý. Lúc trả tiền có thể đưa cho trẻ thanh toán dưới sự giám sát của cha mẹ.

Độ tuổi 6 – 8 tuổi: Nên để cho trẻ giữ một khoản tiền nhỏ tự tính toán chi tiêu. Ví dụ như tiền mừng tuổi, trẻ có thể mua những thứ mình muốn. Trong những lần đầu chi tiêu “quá tay” chẳng may “cháy túi” bố mẹ sẽ đưa cho con những bài học về lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý nhất.

Độ tuổi 8 – 13 tuổi: Để “nâng trình” tính toán quỹ tiền bạc sao cho hợp lý, các phụ huynh có thể cho con mình làm quen với những công việc làm thêm đơn giản: Phát tờ rơi, cho thuê truyện tranh… Kèm với đó là “thắt chặt trợ viện”, pama nên cho trẻ một quỹ tiền theo từng tuần để nâng cao tính tư duy, sắp xếp sao cho hợp lý.

Khoản chi phí từ bố mẹ bị thu hẹp, những khó khăn trong việc làm thêm khiến trẻ em biết trân trọng đồng tiền hơn và trân trọng công sức lao động hơn.

Độ tuổi 13 – 15 tuổi:  Một “bài toán” khó hơn được đưa ra cho các bạn, đó là được nhận chi phí theo từng tháng một và phải lập bảng kế hoạch chi tiêu cho bố mẹ. Lúc này các bậc phụ huynh cần tăng cường chia sẻ phương pháp lựa chọn đồ đạc dựa trên chất lượng và giá cả.

Lúc này, chi phí trang trải cho hàng ngày tăng lên, trẻ không thể chỉ làm những việc đơn giản như phát tờ rơi được. Bố mẹ sẽ định hướng và phát huy thế mạnh của con mình để làm những công việc “thu lợi nhuận” cao hơn.

Tìm hiểu và dạy cách kiếm tiền sẽ giúp trẻ em xây dựng cho mình tính tự lập và có kế hoạch, định hướng trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi đến bậc Phổ thông, các bậc phụ huynh cần hạn chế việc kinh doanh của con mình để có thể tập trung vào việc học văn hóa và hoàn thiện lối sống của mình theo đúng lứa tuổi.

Ngọc Hà

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hiểu về tiền bạc, kỹ năng sống cực quan trọng tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Ăn cam mỗi ngày giúp khỏe người, đẹp da

Không chỉ thơm ngon và dễ ăn, cam còn là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn là người yêu thích cam, chúc mừng bạn đã chọn đúng “người bạn đồng hành” cực tốt cho cơ thể!

Những điều cần biết về chi phí niềng răng

Độ tuổi từ 12-16 được xem là "thời điểm vàng" để can thiệp chỉnh nha, khi xương hàm còn mềm và răng dễ dịch chuyển, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mức phí cho một ca chỉnh nha hiện vẫn là mối quan tâm của không ít phụ huynh.

Làm thế nào để giảm đau khi niềng răng?

Niềng răng giúp cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng, nhưng những ngày đầu có thể gây đau, ê buốt do răng bắt đầu dịch chuyển. Đây là phản ứng bình thường và có thể giảm bớt nếu chăm sóc đúng cách.