Khám phá ẩm thực ngày lễ Giáng Sinh của các nước trên thế giới (Phần 2)

L.Y
Ẩm thực vào ngày lễ Giáng Sinh trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú.

9. Tây Ban Nha: Giăm bông khô và kẹo Giáng Sinh

Kẹo Bougat (hay còn được gọi là Turrón) là một món tráng miệng Giáng Sinh truyền thống tại Tây Ban Nha. Nguyên liệu để tạo nên những chiếc kẹo ngọt ngào này là mật ong, đường, lòng trắng trứng và hạnh nhân.

Ngoài ra một món ăn truyền thống khác cũng được phục vụ vào Giáng Sinh ở Tây Ban Nha là món Jamón (giăm bông khô). Đây là món ăn không thể thiếu trong bàn tiệc tối Giáng Sinh.

10.Nga: Cháo lúa mì

Ở Nga có một truyển thống khá đặc biệt vào đêm Giáng Sinh, đó là mọi người sẽ không ăn gì cho đến khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời. Sau đó, mọi người sẽ thường ăn món cháo Sochivo. Đây là món cháo làm từ lúa mì hoặc gạo, ăn kèm mật ong, trái cây và các loại hạt. Sự đa dạng trong nguyện liệu nấu cháo tượng trưng cho sự đoàn kết của dân tộc Nga.

Khi xưa, các gia đình ở Nga còn có thêm truyền thống ném một thìa cháo lên trần nhà, nếu muỗng cháo kẹt dính trên trần thì điều đó có nghĩa là may mắn và gia đình này sẽ có một vụ mùa bội thu vào năm sau.

11. Ba Lan: Súp củ cải

Súp củ cải Borscht là món khai vị được phục vụ vào mỗi dịp Giáng Sinh theo truyền thống ở Ba Lan. Nguyên liệu chính để nấu món ăn này là củ cải đường vậy nên súp Borscht có màu đỏ tươi tắn đặc trưng rất đẹp. Súp có thể dùng nóng hoặc lạnh và ăn vào bữa chính đêm Giáng Sinh.

Borscht có nguồn gốc từ một món súp cổ xưa được nấu từ thân cây, lá của cây hogweed thân thảo mộc mọc ở đồng cỏ ẩm ướt. Theo thời gian, món ăn này dần được lan rộng sang nhiều nước phương Tây. Người Nga cũng dùng món này, nhưng thường ăn kèm với kem chua để cân bằng hương vị.

12. Ý: Bánh Panettone

Có thể nói, bánh Panettone được ví như “trái tim của người Ý” vào mùa Giáng Sinh. Đây là món ăn phổ biến trong mỗi dịp Noel. Nhân bánh làm từ nho khô và một số loại trái cây khác. Đặc biệt vỏ bánh được phủ một lớp siro nên có vị ngọt ngào như những viên kẹo. Tổng thể bánh có hình trụ với độ cao khoảng 12 – 15cm.

Cụm từ “Panettone” bắt nguồn từ tiếng Ý “panetto”, nghĩa là một chiếc bánh nhỏ. Hậu tố bổ sung của Ý “-one” thêm vào sau đó tạo nên ý nghĩa “chiếc bánh lớn”. Nguồn gốc của bánh có từ thời Đế chế La Mã, khi người La Mã cổ đại đã biết cách chế biến nên một chiếc bánh ngọt phủ lớp siro với mật ong bên ngoài.

13. Na Uy: Bánh mì ngọt Julekake

Một trong những loại bánh phổ biến nhất trong thực đơn ngày lễ Giáng Sinh tại Na Uy đó chính là món bánh mì ngọt Julekake. Nhân bánh được nhồi nho khô, vỏ kẹo và thảo quả tạo nên một hương vị vô cùng thơm ngon.

Trong tiếng Na Uy, Julekake có nghĩa là bánh mì Yule – món bánh mì được ăn trong ngày lễ Yule. Ngoài ra món ăn truyền thống khác cũng được phục vụ trong bữa chính ngày lễ Giáng Sinh đó là bánh gạo pudding và sườn cừu nướng.

14. Thụy Điển: Thịt giăm bông đặc biệt

Ở Thụy Điển, bữa ăn chính vào đêm Giáng Sinh được gọi là Julbord. Đây là một bữa tiệc tự chọn bao gồm những món như cá lạnh, thịt nguội, phô mai, dưa cải muối chua, ... Và một trong những món ăn không thể thiếu, được xem như điểm nhấn của bàn tiệc đó chính là món Julskinka.

Món ăn này được chế biến khá cầu kỳ, đầu tiên cần phải sơ chế và ướp gia vị phần thịt cần nấu, mỗi gia đình sẽ có một công thức bí mật riêng để cho giăm bông ngon nhất. Sau đó thịt được cho vào lò nướng chín giòn. Món dăm bông này được để nguội rồi phục vụ lạnh với những món ăn khác.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khám phá ẩm thực ngày lễ Giáng Sinh của các nước trên thế giới (Phần 2) tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Lao Xa - Hoang sơ và thơ mộng

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới, thì hãy ghé qua bản Lao Xa - một trong những địa điểm đẹp và thơ mộng bậc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nhé!

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.