Lại nổ bóng bay: Hiểm họa khôn lường từ bóng bơm Hydro

Nguyễn Như Quỳnh
Liên tiếp các trường hợp bị bỏng vì bóng bay phát nổ, và điểm chung đó là bóng được bơm bằng khí hydro.

Mới đây, một vụ tai nạn thương tâm khi trên đường vận chuyển bóng bay từ tầng 1 lên tầng 3, số bóng đột nhiên phát nổ, khiến cô bạn 9x bị bỏng nặng, mặt biến dạng, sưng phồng khiến ai cũng phải giật mình sợ hãi. Vụ việc nhận được sự quan tâm của nhiều người về mối nguy đến từ những trái bóng hydro.

Bệnh nhân đang điều trị tại khoa bỏng Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Liên​/Tuổi trẻ.

Theo TS. Bác sĩ Nguyễn Thống- Trưởng khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), chỉ trong vòng 15 ngày tại khoa đã tiếp nhân ba trường hợp bỏng nặng do nổ bóng bay bơm khí hydro.

Trước đó, dư luận cũng xôn xao vụ bóng bay phát nổ trong ô tô tại Cửa Đông, Hà Nội đã làm hai bạn nhỏ bị bỏng, tóc cháy xém.

Được biết, muốn cho trái bóng có thể bay lơ lửng trong không trung, phải bơm vào đó các chất nhẹ hơn không khí. Loại khí phổ biến được sử dụngheli và hydro. Cả hai khí này đều nhẹ hơn không khí- tức là với cùng một thể tích heli hoặc hydro so với không khí, trọng lượng của chúng sẽ nhẹ hơn.

Những trái bóng được bơm đầy Heli/Hydro sẽ lơ lửng trên không.

Heli là một khí hiếm, tức là rất an toàn vì gần như không có tính hoạt động hóa học. Ở các nước tiên tiến trên thế giới đã thay thế khí Hidro bằng khí Heli. Khí này nhẹ gần như Hidro nhưng là khí trơ nên không gây cháy nổ, không có sự cố nào gây nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên, giá thành của khí heli khá cao, nên nhiều người lựa chọn loại khí khác rẻ hơn - chính là hydro.

Bác sĩ khuyến cáo, bóng được bơm bằng khí hydro khi gặp nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa...) là có thể nổ và gây cháy, nhất là với những quả bóng to được bơm lượng khí nhiều. Nguy cơ nổ không chỉ khi gần lửa mà việc cọ xát giữa những trái bóng trong một chùm to cũng có thể gây nổ, hay thay đổi môi trường như lấy bóng từ túi nilon ra, cho bóng vào phòng kín, ôtô...

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn- Khoa Hóa (Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), cha mẹ không nên cho teen chơi những trái bóng chứa khí Hidro, nhất là trong không gian hẹp. Chuyên gia còn chỉ ra, nếu sự cố cháy nổ sinh nhiệt thì nguy cơ bị bỏng nặng nhiều hơn. Thậm chí, nếu nổ trong môi trường áp suất lớn sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác.  

Sau những vụ việc thương tâm xảy ra, pama nên hạn chế cho các bạn nhỏ chơi bóng bay chứa khí Hidro nhé. Nếu cho các bạn ý chơi cũng không nên chơi cùng bóng ở không gian kín như nhà vệ sinh, trong ô tô... Bởi vì, đây là không gian dễ gây cháy nổ, gây nguy hiểm.

Đăng Kiên

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lại nổ bóng bay: Hiểm họa khôn lường từ bóng bơm Hydro tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.