Làm gì để trẻ em không thành mục tiêu của kẻ "săn mồi trực tuyến"

Thúy Quỳnh
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, phương tiện truyền thông xã hội là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ em trước xu thế tất yếu này.

Theo trang Webmd, khoảng 90% thanh thiếu niên sử dụng một số phương tiện truyền thông xã hội và 75% có một hồ sơ trên một trang web mạng xã hội, các chuyên gia công nghệ cho biết.

Không phủ nhận có rất nhiều điều tốt đẹp trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề tiềm ẩn nguy hiểm mà các bậc phụ huynh không muốn con họ nhìn thấy, bởi không phải ai cũng đưa ra những lựa chọn thông minh khi đăng một nội dung nào đó lên Facebook hoặc YouTube và đôi khi điều này có thể dẫn đến sự cố.

Vì vậy, điều quan trọng là phụ huynh phải dạy trẻ cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội sao cho khôn ngoan.

Lợi và hại của mạng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp trẻ em giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, có cơ hội tham gia vào một chiến dịch hữu ích, hoặc một tổ chức từ thiện nào đấy; giúp trẻ tăng cường sự sáng tạo thông qua việc chia sẻ ý tưởng, âm nhạc và nghệ thuật; tương tác với những người khác có cùng sở thích... Tuy nhiên, song song đó vẫn có những kẻ xấu lợi dụng sự cả tin của con bạn để dụ dỗ làm những việc mờ ám.

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 9 trong số 10 thiếu niên đăng ảnh trực tuyến của họ hoặc sử dụng tên thật trên hồ sơ của mình; 8 trong số 10 thiếu niên tiết lộ ngày sinh cùng những sở thích; 7 trong số 10 thiếu niên đăng tên trường và nơi mình sinh sống. Những hành động này có thể trở thành mục tiêu của những kẻ "săn mồi trực tuyến" và những kẻ có dã tâm rất dễ dàng làm hại con bạn.

Những con số nguy hiểm

Một cuộc khảo sát gần đây tại Mỹ cho thấy, khoảng 17% thanh thiếu niên cho biết đã liên lạc trực tuyến với một người mà chúng không biết, và người này gây cho chúng cảm giác sợ hãi hoặc khó chịu. 30% thanh thiếu niên nói chúng nhận được quảng cáo trực tuyến không phù hợp với lứa tuổi của mình. 39% thanh thiếu niên thừa nhận đã nói dối về độ tuổi khi truy cập vào các trang web nhạy cảm.

Ngoài các vấn đề như bị các kẻ săn mồi trực tuyến dụ dỗ và đe dọa, trẻ cũng có thể phải đối mặt với khả năng gặp kẻ xấu ngoài đời thật, bởi có nhiều ứng dụng tự động tiết lộ vị trí hiện tại của trẻ khi chúng đăng nhập vào.

Thêm vào đó, ảnh, video hay những nhận xét được thực hiện trực tuyến thường không thể lấy lại được sau khi chúng được đăng lên; ngay cả khi đã bị xóa, vì nó có thể không thể xóa hoàn toàn từ internet.

Và một thiếu niên có thể tự làm hỏng danh tiếng của mình nếu đăng một bức ảnh không phù hợp. Điều này có thể gây ra rắc rối đến nhiều năm sau - chẳng hạn như khi một nhà tuyển dụng tiềm năng có ý muốn tuyển dụng người này nhưng phát hiện ra trong hồ sơ của họ đã từng có những “vết ố”. Hay một đứa trẻ gửi một biểu tượng tinh nghịch như một trò đùa, có thể gây tổn thương cho người khác và thậm chí là mối đe dọa cho ai đó.

Cha mẹ nên làm gì?

Điều quan trọng của các bậc phụ huynh là phải biết được những gì con đang làm trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không nên quá tò mò, bởi nếu tò mò quá nhiều có thể khiến con xa lánh và làm hỏng lòng tin của con. Theo các chuyên gia tâm lý, để đảm bảo an toàn khi con sử dụng mạng xã hội, cha mẹ hãy liên tục tham gia vào các hoạt động trực tuyến cùng con và giúp trẻ hiểu rằng bạn tôn trọng quyền riêng tư của con.

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích mà bố mẹ có thể chia sẻ với con khi cho con sử dụng mạng xã hội:

Hãy nói cho con biết thế giới ảo và thế giới thật hoàn toàn khác nhau. Đồng thời nói rõ rằng, bạn mong muốn con đối xử với người khác một cách tôn trọng và lịch sự, đừng bao giờ đưa ra thông điệp gây tổn thương hoặc làm người khác xấu hổ. Song song đó, yêu cầu con nói thật về bất kỳ tin nhắn quấy rối hoặc đe dọa nào mà con nhận được.

Tiếp đến, nhắc con hãy suy nghĩ hai lần trước khi nhấn nút "enter". Nhắc nhở con những gì con đăng có thể được sử dụng để chống lại con. Ví dụ: để cho mọi người biết rằng con đang nghỉ phép hoặc đăng địa chỉ nhà sẽ giúp cho kẻ cướp có cơ hội tấn công... Dạy trẻ không nên chia sẻ bất cứ điều gì riêng tư trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Cài đặt bảo mật. Cài đặt bảo mật rất quan trọng. Hãy thảo luận với con rằng bố mẹ cần biết mật khẩu của con, và hứa sẽ tôn trọng sự riêng tư của con. Đồng thời, bố mẹ cũng cần giải thích với con cài mật khẩu là để bảo vệ con chống lại những thứ dễ bị đánh cắp và không nên tiết lộ mật khẩu với bất kỳ ai (ngay cả bạn trai, bạn gái, hoặc người bạn thân nhất). Đây là nguyên tắc đơn giản và an toàn.

Theo Thanh niên

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm gì để trẻ em không thành mục tiêu của kẻ "săn mồi trực tuyến" tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Cún bông gỡ rối

Bạn Đầu Đinh hỏi: "Cún Bông ơi, lớp tớ có mấy bạn gái có tính cách giống các bạn nam. Các bạn cũng thích đá cầu, thích chạy nhảy và có thể “chiến đấu” ngang sức với các bạn nam trong mọi cuộc đua, thế các bạn nữ như vậy có còn là “phái yếu” nữa không?"

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Sự thông minh và lòng nhân ái

Buổi học cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết tại lớp học của thầy Rùa Vàng đã tới rồi. Muốn các trò ghi nhớ bài học quan trọng nhất, thầy cất tiếng: