Làm sao để thoát đại dịch cúm – thảm hoạ tiếp theo sẽ bùng phát trên toàn cầu?

Huệ Anh
Đại diện WHO nhấn mạnh rằng, chúng ta phải vô cùng thận trọng và chuẩn bị sẵn sàng thiệt hại mà một đợt bùng nổ dịch cúm gây ra.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus cúm đang tiềm ẩn nguy cơ gây hại cực kỳ lớn tới loài người. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Câu hỏi không phải là liệu chúng ta sẽ có một đại dịch cúm khác hay không mà là khi nào đại dịch đó xảy ra. Chúng ta phải vô cùng thận trọng và chuẩn bị sẵn sàng cho một đợt bùng nổ dịch cúm chính gây ra, thiệt hại còn vượt xa hơn nhiều so với chi phí các biện pháp phòng ngừa".

Virus cúm mới lây truyền từ động vật sang người

Đầu tháng 2 năm nay, các chuyên gia y tế bắt đầu lo ngại về tình trạng loài dơi mắc bệnh cúm. Sau khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học của trường Đại học Lancaster phát hiện ra virus cúm ở dơi có thể lây nhiễm sang gà và lợn.

Chuyên gia virus học phân tử – Muhammed Munir giải thích rằng, điều này cho thấy virus cúm ở dơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trực tiếp sang người hoặc gián tiếp qua các động vật khác. Chúng ta không biết liệu con người có từng bị lây cúm từ dơi trong quá khứ không, nhưng kết quả từ nghiên cứu này cho thấy khả năng đó là hoàn toàn có thể.

Cúm tước đi sinh mạng của 650.000 người mỗi năm

Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 tỷ người mắc cúm và 650.000 người trong số đó đã tử vong.

Đại dịch cúm xảy ra gần đây nhất là năm 2009 – 2010, bắt đầu bằng dịch cúm lợn ở Mexico. Khoảng 1/5 người trên thế giới bị nhiễm cúm và 18.500 người ở 214 quốc gia đã thiệt mạng. Đại dịch cúm vào năm 1918 ở Tây Ban Nha cũng nguy hiểm bội phần khi tước đi sinh mạng của 100 triệu người, ảnh hưởng tới 1/3 dân số trên thế giới.

Giáo sư Robert Dingwall – một chuyên gia về cúm từng chia sẻ trên The Sun rằng: “Cúm có khả năng lây nhiễm cao và bạn không thể làm gì nhiều để ngăn chặn nó không lan rộng khắp toàn cầu. Người ta đã nỗ lực hết sức vào năm 2009 bằng cách thắt chặt kiểm tra, soi chiếu tại sân bay nhưng biện pháp này không đem lại hiệu quả bởi con người bị nhiễm virus cúm trong khoảng 4 ngày trước khi họ biểu hiện triệu chứng.

Có những biện pháp đảm bảo vệ sinh, rửa tay sạch và cố gắng không chạm tay vào những bề mặt bị nhiễm bẩn ở nơi công cộng, rồi sau đó, đưa tay vào miệng. Nhưng thành thực mà nói, bạn hoàn toàn có khả năng bị lây cúm khi đi ngang qua một người hắt hơi trên phố".

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình khỏi đại dịch chết người

Các chuyên gia y tế luôn khuyên mọi người tiêm vắc-xin cúm đầy đủ vì đây là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình khỏi đại dịch chết người. Đặc biệt là trong bối cảnh virus cúm của năm nay được phát hiện là mạnh hơn, nguy hiểm hơn rất nhiều so với các năm trước.

Tiến sĩ Nick Scriven – Chủ tịch Society of Acute Medicine cho biếti: "Nhìn chung, số lượng các bệnh tương tự cúm trong cộng đồng thấp hơn nhiều so với các mùa đông trước nhưng nó lại tấn công con người mạnh mẽ hơn. Số ca tử vong do cúm năm nay có thể tương đương hoặc thậm chí cao hơn các năm trước. Những người bị cúm cũng ở độ tuổi trẻ hơn và ít được tiêm vắc-xin. Nếu bạn vẫn còn trẻ và khỏe mạnh, có vẻ như cơ thể bạn sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn với chủng virus cúm này".

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm sao để thoát đại dịch cúm – thảm hoạ tiếp theo sẽ bùng phát trên toàn cầu? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.