Lo sợ dịch sởi bùng phát

Phan Thoa
Trong khi dịch sốt xuất huyết đang giảm dần thì  dịch sởi lại gia tăng, lo sợ có khả năng bùng phát.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 43 trường hợp mắc sởi, trong đó có 1 trường hợp tử vong (tăng 41 trường hợp so với năm 2016). Số ca mắc phân bố tại 39 xã, phường, thị trấn của 20 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện có số mắc cao như: Ba Đình (5 trường hợp), Nam Từ Liêm (4), Đống Đa (3), Thanh Xuân (3)… Trong đó có 36/43 trường hợp chưa được tiêm vắc xin sởi (chiếm 83,72%), báo Hà Nội Mới cho biết.

VTV cho hay, theo các bác sĩ, đa phần các ca mắc sởi đều là do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định. Đặc biệt là trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi, khả năng mắc bệnh rất cao.

Ngành y tế Hà Nội hiện đang giám sát chặt chẽ diễn biến của bệnh để kịp thời xử lý ổ dịchnếu có. Ngoài ra, tới đây, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ 1 tuần/lần thay vì 1 tháng/lần như hiện nay.

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Trao đổi với báo Hà Nội Mới, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Vi rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đa phần các ca mắc sởi đều do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định.

"Năm nay, bệnh sởi đến sớm, vì vậy, nếu trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi mà chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì khả năng mắc bệnh là rất cao", ông Nguyễn Nhật Cảm nói.

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để chủ động phòng chống dịch bệnh sởi, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội giám sát chặt chẽ diễn biến, kịp thời triển khai xử lý ổ dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức phân luồng bệnh nhân nghi mắc sởi ngay từ khu vực phòng khám, đồng thời bố trí khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly điều trị sởi để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát tất cả các trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo quy định. Tới đây, Hà Nội sẽ triển khai tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ 1 tuần/lần thay vì 1 tháng/lần như hiện nay.

Minh Anh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lo sợ dịch sởi bùng phát tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.