Móng mọc ngược (hay còn gọi là móng quặp) là tình trạng diễn ra chủ yếu ở phần móng chân. Nếu chẳng may rơi vào tình cảnh này thì phần thịt bị móng cắm vào sẽ viêm nhiễm và gây đau đớn cho “khổ chủ”. Có khá nhiều nguyên nhân như cắt móng chân quá thường xuyên, cắt sâu, cắt không đúng cách hoặc cắt quá sát vào hai bên cạnh của móng,... khiến cho phần móng còn lại bị kích thích và mọc ngược vào trong. Bên cạnh đó, việc đi giày quá chặt khiến móng chân bị ép chặt vào thịt cũng ảnh hưởng đến hình dáng móng, làm móng không thể phát triển bình thường.
Đau nhức là cảm giác khó chịu đầu tiên mà móng mọc ngược mang lại. Phần móng chân sẽ đâm sâu vào thịt làm cản trở việc đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nếu không kịp thời xử lý, tại chỗ mọc ngược sẽ chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây bệnh. Hậu quả là vết thương sẽ bị viêm nhiễm, chảy mủ và viêm nhiễm nặng nề. Về lâu dài, vết thương nhỏ này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của bàn chân, thậm chí là cả đôi chân.
Để có đôi chân khoẻ đẹp, chúng mình cùng nhau xem cách xử lý những chiếc móng mọc ngược đáng ghét này nhé.
Video dụng cụ hỗ trợ điều trị móng chân mọc ngược của người Nhật
Bước 1: Ngâm chân bằng nước ấm
Hoà tan muối Espm hoặc muối biển vào nước ấm. Ngâm chân trong nước khoảng 15 – 20 phút cho phần da quanh móng mềm ra. Trong lúc này bạn cũng có thể kỳ cọ nhẹ nhàng để làm sạch móng chân và phần da xung quanh.
Bước 2: Lót móng bằng bông và bôi thuốc
Sau khi ngâm nước ấm, cả phần da và móng đã mềm ra, tạo điều kiện để lót bông vào bên trong. Hãy dùng nhíp hoặc dụng cụ đỡ móng chân, kéo phần móng quặp lên cao một chút rồi đặt miếng bông nhỏ bên dưới. Bạn nên thường xuyên bôi thuốc mỡ kháng sinh để tránh các biến chứng nhiễm trùng nếu có vết thương hở.Hãy dùng bông sạch và thay bông hàng ngày cho đến khi khoé chân bị thương lành lại. Thỉnh thoảng nên nhỏ vài giọt tinh dầu oliu hoặc tràm trà vào móng để dưỡng ẩm, tránh nhiễm trùng.
Ngoài ra, chúng ta có thể khử trùng và chống viêm cho móng chân bằng giấm táo, nước cốt chanh và mật ong. Sau đó hãy băng ngón chân lại bằng băng y tế và để qua đêm. Quy trình này nên lặp lại mỗi tối hàng ngày cho đến khi vết thương hồi phục.
Bước 3: Cắt móng chân chính xác
Chúng ta nên tỉa móng chân 2 – 3 tuần/lần, không để móng chân quá dài và sắc nhọn nhưng cũng không cắt móng chân quá sát phần thịt.
Huệ Anh