Mùa đông có lạnh đến mấy thì các bạn nữ sinh Nhật Bản vẫn luôn mặc váy ngắn đi học, tại sao lại như vậy?

Minh Hồng
Bất chấp thời tiết giá lạnh, nữ sinh ở Nhật Bản vẫn có thói quen mặc váy ngắn đồng phục để đến trường mỗi ngày vào mùa đông.

Bộ đồng phục thủy thủ của nữ sinh Nhật Bản nổi tiếng thế giới vì tính thời trang và sự tiện dụng. Bộ đồng phục được lấy cảm hứng từ quân phục hải quân, gồm một chiếc áo có cổ giống như thủy thủ và váy xếp ly.

Và có một sự thật thú vị là nữ sinh Nhật Bản luôn mặc váy ngắn tới trường dù mùa đông hay mùa hè, dù trời lạnh, tuyết rơi hay nắng nóng đổ lửa. Vậy vì sao các bạn ấy có thể chịu được thời tiết lạnh giá trong bộ trang phục có vẻ khá mỏng manh?

Mùa đông có lạnh đến mấy thì các bạn nữ sinh Nhật Bản vẫn luôn mặc váy ngắn đi học, tại sao lại như vậy? - Ảnh 1
Mùa đông có lạnh đến mấy thì các bạn nữ sinh Nhật Bản vẫn luôn mặc váy ngắn đi học

Điều này có thể giải thích từ cả yếu tố lịch sử lẫn mục đích đảm bảo công bằng giữa các học sinh của nhà trường.

Chiếc váy của nữ sinh thường khá ngắn vì trong quá khứ, nước Nhật trải qua nhiều năm khó khăn về kinh tế, đất đai trồng trọt khan hiếm. Do đó, vải sợi để sản xuất quần áo có giá thành đắt đỏ. Để tiết kiệm, trang phục thường được may ngắn lại.

Theo thời gian, hình ảnh nữ sinh Nhật Bản trong bộ đồng phục bao gồm áo sơ mi trắng, váy ngắn xếp li và quần tất dài, giày bốt dần trở nên quen thuộc và phổ biến trên thế giới.

Mẫu đồng phục này đã tồn tại gần 1 thế kỷ. Năm 1921, hiệu trưởng một trường nữ sinh ở tỉnh Fukuoka đã lấy hình mẫu trang phục từ một trường tại Anh mà bà có dịp tiếp xúc để áp dụng tương tự ở trường mình.

Từ đó, mẫu đồng phục này dần dần trở nên phổ biến và kéo dài đến ngày nay. Các nữ sinh không thay đổi đồng phục ngay cả khi mùa đông sang.

Mùa đông có lạnh đến mấy thì các bạn nữ sinh Nhật Bản vẫn luôn mặc váy ngắn đi học, tại sao lại như vậy? - Ảnh 2

Nhiều phụ huynh cũng từng để con gái mặc quần dài bó ở trong và váy ở ngoài để giữ ấm nhưng bị nhà trường phản đối. Các trường cho rằng việc tuân thủ đúng quy định về đồng phục khi đến trường dù trời giá rét là để học sinh có thể tập trung hơn vào việc học và không phải chú ý xem bạn bè xung quanh ăn vận thế nào.

Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, khi phần đông cha mẹ tin rằng việc mặc váy ngắn mới chính là lý do khiến các em khó tập trung hơn vì quá lạnh. Để giải quyết ý kiến phụ huynh, nhiều trường tại nước này đưa ra lựa chọn khác cho các bạn nữ: mặc quần vải vào những ngày trời rét.

Năm 2018, một số trường học giới thiệu đồng phục phi giới tính, học sinh có thể lựa chọn quần vải đồng phục thay vì váy ngắn. Tuy nhiên, nhiều nữ sinh vẫn e ngại, rụt rè không dám mặc vì sợ bị bạn bè trêu chọc do khác biệt.

Mùa đông có lạnh đến mấy thì các bạn nữ sinh Nhật Bản vẫn luôn mặc váy ngắn đi học, tại sao lại như vậy? - Ảnh 3
Bộ đồng phục phi giới tính của học sinh Nhật Bản

Trên thực tế, mặc váy ngắn đã được nhiều bạn nữ qua các thế hệ học sinh coi là đặc trưng không thể thiếu. Vì vậy, dù được điều chỉnh độ dài theo ý muốn, nhiều bạn vẫn chọn giữ nguyên phong cách cũ.

Bên cạnh đó, bộ đồng phục còn là dấu ấn của ngôi trường mà mỗi học sinh theo học. Do đó, nhiều nữ sinh thích diện đồng phục và coi đây là phong cách thời trang riêng, giúp phân biệt họ với những học sinh trường khác.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Những bảo tàng... ngon nuốt lưỡi

Khi đến tham quan các Bảo tàng ẩm thực nổi tiếng trên thế giới, những người có “tâm hồn ăn uống” dạt dào hẳn sẽ “lãi” to. Bởi họ được đã mắt nhìn, đã tai nghe những câu chuyện thú vị về lịch sử hình thành ẩm thực trên thế giới. Các bạn hãy cùng Chăm Học khám phá một số Bảo tàng ẩm thực… siêu ngon, siêu cuốn nhé!

Gấu nước: Sinh vật chịu bức xạ "siêu nhân" gấp 1.000 lần con người

Loài gấu nước Hypsibius henanensis sở hữu khả năng chịu đựng bức xạ gamma cao từ 3.000 đến 5.000 gray - mức mà con người chỉ cần tiếp xúc 1/1.000 là tử vong. Hệ gene đặc biệt của loài sinh vật này giúp giải mã cách chúng vượt qua giới hạn sinh học và sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.