Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe về cụm từ “ngày hoàng đạo” hoặc “giờ hoàng đạo” nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về những cụm từ này. Hôm nay, hãy cùng thieunien.vn tìm hiểu xem ngày hoàng đạo có nghĩa là gì nhé!
1. Ngày hoàng đạo là gì?
Hoàng Đạo là một từ trong thiên văn cổ đại, mang ý nghĩa là quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Theo quỹ đạo này, có thể thấy được chuyển động của mặt trời trong một năm hoặc giữa năm này qua năm khác có sự khác nhau, từ đó mà hình thành nên các kiểu khí hậu, thời tiết và bốn mùa xuân - hạ - thu - đông rõ rệt. Người xưa quan niệm, mặt trời cũng là ông trời, mọi vật họa hay phúc đều là do ông trời quyết định.
Trong quỹ đạo (hay còn gọi là đường đi) của ông trời có các vị thần hộ vệ, mỗi vị thần là một ngôi sao, trong đó có cả thần thiện và thần ác. Tuy nhiên, mỗi vị thần đều mang trong mình một trách nhiệm do ông trời giao phó. Trong 12 giờ có 12 vị thần sát luân phiên trực nhật từng ngày trong tháng. Đường thần thiện đi được gọi là Hoàng Đạo. Vậy ta có thể hiểu ngày Hoàng đạo là những ngày lành trong tháng.
Người ta thường chọn ngày Hoàng đạo để thực hiện những việc trọng đại với một tập thể hoặc cá nhân. Theo quan niệm xưa, mọi việc tiến hành trong ngày hoàng đạo sẽ đều diễn ra suôn sẻ, như ý muốn và thành công. Đây là lý do tại sao ngày Hoàng đạo thường được chọn để tiến hành những công việc quan trọng như kết hôn, ngày khởi công xây nhà, khai trương cửa hàng,...
2. Cách tính ngày Hoàng đạo trong tháng
Vì có cả thần thiện và thần ác đi theo hộ vệ ông trời, nên trong một tháng không phải lúc nào cũng là ngày Hoàng đạo. Dưới đây là cách tính ngày Hoàng đạo trong tháng:
- Tháng 1 và tháng 7: Tý, Sửu, Tị, Mùi
- Tháng 2 và tháng 8: Dần, Mão, Mùi, Dậu
- Tháng 3 và tháng 9: Thìn, Tị, Dậu, Hợi
- Tháng 4 và tháng 10: Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu
- Tháng 5 và tháng 11: Sửu, Mão, Thân, Dậu
- Tháng 6 và tháng 12: Mão, Tị, Tuất, Hợi
3. Giờ Hoàng đạo là gì và cách tính giờ hoàng đạo
Theo quan niệm của người dân Việt Nam, giờ Hoàng đạo nghĩa là giờ lành, có thể tiến hành những việc quan trọng như cưới hỏi, xin dâu, động thổ, an táng,... Tuy nhiên, không phải việc nào cũng áp dụng được giờ Hoàng đạo vì còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết.
Theo cách tính giờ âm lịch thì 2 tiếng đồng hồ là một giờ, vậy một ngày đêm âm lịch có 12 giờ. Các giờ được đặt tên lần lượt theo 12 con giáp đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong 12 giờ này thì có 6 giờ Hoàng đạo.
Để xác định giờ Hoàng đạo, người xưa thường dựa vào những câu lục bát có 14 chữ: “Đi Đứng Bình Yên Đến Đâu Cũng Được Người Quen Đón Chào”, “Đến Cửa Động Đào Có Tiên Đưa Đón Qua Đèo Thiên Thai”, “Ai Ngóng Đợi Ai Đường Đi Suôn Sẻ Đẹp Đôi Bạn Đời”, “Cuối Đất Cùng Trời Đến Nơi Đắc Địa Còn Ngồi Đắn Đo”, “Đẹp Đẽ Tiền Đồ Qua Sông Đừng Vội Đợi Đò Sang Ngang”, “Sẵn Kẻ Đưa Đường Băng Đèo Vượt Suối Đem Sang Đôn Điền”.
Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão… xem trong bảng dưới đây, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ “Д thì đó là giờ hoàng đạo.