Ngày Tết trong kí ức - Cảm nhận của cô nàng lớp 7

Nguyễn Hà
Việt Nam được biết đến như là một đất nước với vô vàn trang sử hào hùng và bên cạnh đó là các lễ hội truyền thống phong phú đa dạng…Nhưng đối với các bạn bè trong và ngoài nước nhắc đến nhiều nhất đó là “Tết”.

Tết được biết đến như là một nền văn hóa hay nói đúng hơn là một lễ hội cổ truyền từ bao đời nay. Lễ hội được tổ chức vào đầu năm mới từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch. Tết như là một lễ hội dành riêng cho những người con xa quê hay các gia đình có con và cháu đang ở xa, đây là một dịp để họ có thể sum họp quây quần với gia đình bên nồi bánh trưng thơm nức.

Cứ vào dịp Tết nhà nhà lại dọn dẹp và sắm sửa lại nhà cửa ,người thì diện cho mình những cành đào đỏ thắm như tượng trưng cho sự may mắn đầy đủ ,có người lại diện cành mai vàng nở rộ thể hiện cho sự sung túc, ấm áp, cũng có những người đơn giản hơn khi họ chỉ sắm cây quất hay quýt nhưng nó lại mang đến sự cát tường và cũng tô điểm cho những ngày xuân vô cùng bắt mắt. Nhưng ngoài miền Bắc sẽ quen thuộc hơn với những cành đào mang màu hồng thắm và những cây quất nhỏ nhắn, còn ngoài Nam biết đến nhiều hơn lại là những cành mai vàng khoe sắc thắm rực rỡ vào mùa xuân.

Vào những đêm giao thừa nhà nhà lại rủ nhau ra đường để xem pháo hoa, cứ vào 12 giờ đêm mọi người đều mong ngóng để xem những màn bắn pháo hoa chào năm mới. Trên bầu trời đêm giao thừa, càng thêm thu hút bởi những tiếng nổ, những tia sáng rực rỡ xuất hiện trên bầu trời với những hình dáng khác nhau. Đặc biệt không thể không nhắc đến với những tràng cười mà họ mang đến cho khán giả đó là chương trình “Gặp nhau cuối năm”,các Táo xuất hiện trong chương trình chính là những nghệ sĩ hài nổi tiếng như: Bắc Đẩu là do nghệ sĩ ưu tú Công Lý thủ vai, Nam Tào do nghệ sĩ hài Xuân Bắc thủ vai,,Táo giáo dục do nghệ sĩ hài Quang Thắng thủ vai…những Táo đều có cá tính và cách gây cười khác nhau.Họ đã nghĩ ra những kịch bản hài hước để tặng mừng năm mới cho tất cả người dân trong cả nước. Ngoài các Táo, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngọc Hoàng còn có cả những vai phụ khác như các thiên lôi nhưng dù là phụ hay chính tất cả họ đã vô cùng vất vả để có thể tạo ra một kịch bản hoàn chỉnh mang đến cho khán giả.

Ngày mùng một lên lễ chùa cầu may, cầm nén hương mình thầm cầu chúc một năm mới bao điều tốt lành. Ngày mùng hai, vui làm sao lúc được đi chúc Tết mọi người, ông bà, cha mẹ. Nhận những bao lì xì đỏ chói như nhận lời chúc may mắn đầu năm. Mùng ba Tết năm nào mình cũng ngóng trông bà nội từ miền Nam ra ăn Tết với cả gia đình. Ngồi trong lòng bà, được bà kể lại kĩ niệm ấu thơ, mình thấy hạnh phúc xiết bao! Tết mang cho mình tuổi mới, còn bà lại già đi một tuổi.

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa.

Mỗi dịp Xuân về, mỗi người đều có những cảm nghiệm riêng tư về cái Tết truyền thống của người dân Việt. Trên đây chỉ là những suy tư vụn vặt, những phác thảo chân thành về những gì tôi cảm nhận được. Đối với mình,Tết Việt Nam không chỉ là những ngày lễ hội để vui chơi, nhưng còn là dịp để cảm nghiệm, để tìm hiểu, để sống cách có ý nghĩa những truyền thống đã có từ rất lâu đời, và nhất là để cầu nguyện thật nhiều cho quê hương, cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam thân yêu.

Trần Khánh An

HS Lớp 7H, Trường Việt Nam –Angieri

Cuộc thi viết "TẾT TRONG TÔI" do Báo điện tử Thiếu niên Tiền phong tổ chức (từ 5/2 đến 25/2) là nơi để độc giả chia sẻ, gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của mình mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tiêu đề ghi rõ: Bài dự thi “Tết trong tôi”.

- Họ tên:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Đường link Facebook:

- Bài dự thi có thể thể hiện dưới hình thức bằng văn xuôi tối đa 1000 chữ (có ảnh minh họa).

- Bài dự thi dạng ảnh: Tối thiểu 5 -7 ảnh, có kèm chú thích.

- Bài dự thi dạng video: Tối đa 3 phút, định dạng video mp4, kèm theo tiêu đề phản ánh nội dung câu chuyện.

- Một người có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi (chỉ được nhận giải cho 1 tác phẩm)

- Viết bằng tiếng Việt, có dấu, không viết tắt, không sử dụng teencode...

Bài dự thi gửi về địa chỉ email: cuocthi@thieunien.vn.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngày Tết trong kí ức - Cảm nhận của cô nàng lớp 7 tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ ...

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc ...

Bài Sáng Tác khác

Vị tướng đan sọt

- Mau tránh đường cho Đức Ông dẫn quân đi qua! Tay Phạm Ngũ Lão vẫn thoăn thoắt đan sọt, đầu nghĩ tới những chiến lược quân sự nên chàng không nghe thấy tiếng thét của quân lính.

Mùi của nắng

Nếu ai đó hỏi bạn: Mùi nắng có mùi gì? Bạn sẽ trả lời thế nào? Thật khó để nói rõ vì đây là một thứ mơ hồ không thể nói cho rõ. Mùi của nắng.

Tình yêu của bà

Mai được sinh ra ở đất nước xa xôi Hàn Quốc, 6 tháng tuổi về Việt Nam và từ đó dần lớn lên trong tình yêu của “người mẹ” mang tên BÀ NGOẠI.