Dạng tế bào đó là tế bào T ghi nhớ, có khả năng ghi nhớ các tác nhân lây nhiễm đã gây bệnh trước đây. Khi tiếp xúc lại, chúng sẽ chủ động tiêu diệt các mầm bệnh đó, theo Daily Mail.
Trên động vật có vú, tế bào T ghi nhớ tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể, nhưng lại có mật độ dày đặc hơn trong các mô mỡ, theo nghiên cứu vừa công bố của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).
Trong thí nghiệm, con chuột thứ nhất bị cho nhiễm một loại vi khuẩn gây bệnh, sau đó đã bình phục. Các nhà khoa học của NIH mới chuyển mỡ thừa từ con chuột thứ nhất sang con chuột thứ hai. Trước đây, con chuột thứ hai chưa từng nhiễm loại vi khuẩn trên.
Kết quả cho thấy con chuột thứ hai có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh dù trước giờ hệ miễn dịch của nó chưa từng tiếp xúc với vi khuẩn. Những phát hiện mới cho thấy trong tương lai, việc cấy ghép mỡ có thể được dùng để chống lạinhững căn bệnh nguy hiểm, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của NIH nhấn mạnh họ vẫn chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa mỡ tích tụ trong cơ thể với hệ miễn dịch. Hệ thống trao đổi chất giúp cơ thể có thể chuyển mỡ thừa thành năng lượng. Mối liên hệ giữa hệ thống trong trao đổi chất này và hệ miễn dịch con người là vô cùng phức tạp. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học mới bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn về quá trình này, theo chuyên san Immunity.
Theo Thanh Niên