Những con số đáng sợ về dịch bênh tay chân miệng năm 2018

Chi Đặng (Tổng hợp)
Một trường mần non ở Gia Lai phải đóng cửa, bệnh viện quá tái, gia đình và bệnh nhân nằm la liệt khắp hành lang, hàng chục nghìn trẻ em mắc bệnh và đã có 6 trường hợp tử vong do tay chân miệng....

Đại diện Bộ Y tế cho biết tính đến đầu tháng 10, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu trong miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%).

Trường Mầm non 1/5 (xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đóng cửa từ ngày 12 đến 22/10, cho học sinh nghỉ học để cách ly, điều trị bệnh tay chân miệng.

Thời điểm này, mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ tiếp nhận khoảng hơn 200 ca mắc bệnh tay chân miệng, cao hơn trung bình các năm trước từ 2 - 3 lần. Đáng chú ý, đa số ca mắc tay chân miệng năm nay mắc chủng virus EV71 - chủng virus gây tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng. Bệnh thường lây lan nhanh vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn thấp kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ.

Do đó, nguy cơ lây truyền trong cộng đồng còn cao trong thời gian tới nếu người dân không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh để tránh gặp phải những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch và triển khai tổ chức chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn toàn tỉnh để tạo hiệu ứng tích cực vận động mọi người dân cùng tham gia. Bên cạnh đó, ngành y tế chủ động việc theo dõi diễn biến tình hình bệnh dịch để tham mưu chính quyền và xây dựng các kế hoạch ứng phó kịp thời và hiệu quả. Thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý dịch bệnh kịp thời...

Bộ Y tế đặc biệt kêu gọi người dân và các bà mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như thực hiện rửa tay bằng xà phòng để tạo thành thói quen và nếp sống vệ sinh phòng chống dịch bệnh; vệ sinh môi trường và xử lý khử trùng vật dụng sinh hoạt...

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những con số đáng sợ về dịch bênh tay chân miệng năm 2018 tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.